Thứ ba 24/12/2024 23:31

Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ: Lạc quan tăng trưởng

Tính đến nay tất cả 50 bang của Hoa Kỳ đã mở cửa trở lại dù ở các mức độ khác nhau, các nhà máy sản xuất hoạt động bình thường trở lại, nhiều siêu thị lớn của các hãng bán lẻ không còn hạn chế khách hàng, du lịch và bãi biển mở cửa đón khách… Đây là những tín hiệu thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa về nhu cầu tiêu thụ và lượng nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ nay đến cuối năm 2021.

Xuất khẩu vào Hoa Kỳ nhiều cơ sở tăng trưởng

Tính đến hết 15/6/2021, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 143,36 tỷ USD, tăng 29,7% tương ứng tăng 32,79 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 37,6 tỷ USD, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Dự báo xuất khẩu thủy sản của DN Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng về khối lượng và giá trị trong năm 2021

Hoạt động xuất khẩu vào Hoa Kỳ càng có cơ sở cho các DN xuất khẩu lạc quan đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này khi chỉ số quản lý sức mua (PMI) tổng hợp cho cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất của Hoa Kỳ do IHS Markit mới công bố đạt mức 58,8 điểm, cao hơn so với mức 58,7 điểm hồi tháng 1/2021. Trong đó, PMI sản xuất đứng ở mức 58,5 điểm và PMI dịch vụ đạt 58,9 điểm.

Trước xu hướng tăng tốc của kinh tế Hoa Kỳ, chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo tính toán của Conference Board đã tăng lần thứ hai liên tiếp, đạt 91,3 điểm, cao hơn so với mức 88,9 điểm trong tháng 1/2021 và cũng cao hơn so với mức ước tính đạt 90 điểm trước đó. Điều này cho thấy sức tiêu dùng thị trường khởi sắc trở lại và đây chính là cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của DN Việt Nam vào Hoa Kỳ khi nhiều nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.

Một điểm sáng là kinh tế Hoa Kỳ nóng lên kéo theo sự phục hồi ở nơi khác, nhất là những nước xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Hoa Kỳ như Việt Nam. Hai công ty dịch vụ tài chính Allianz và Euler Hermes ước tính chỉ riêng gói giải cứu kinh tế thứ hai quy mô đến 1.900 tỉ USD của Chính phủ Hoa Kỳ sẽ bổ sung 1,4% cho GDP Việt Nam trong 2 năm tới, chỉ đứng sau Mexico.

DN xuất khẩu lạc quan

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) việc triển khai rộng rãi và nhanh chóng tiêm vaccine chống dịch Covid- 19 ở Hoa Kỳ và gói kích thích kinh tế của Chính phủ nước này đã thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 6,5% trong quý I/2021. Do vậy, các đơn hàng thủy sản gia tăng không chỉ ở lĩnh vực bán lẻ mà cả ở phân khúc dịch vụ thực phẩm, nhà hàng, khách sạn. Dự báo nhập khẩu thủy sản của thị trường Hoa Kỳ năm 2021 sẽ tăng 6% về khối lượng đạt 2,9 triệu tấn, giá trị tăng 9% đạt 23,3 tỷ USD, cao hơn cả mức nhập khẩu của những năm trước đại dịch.

Ngoài thủy sản, các DN xuất khẩu gỗ cũng lạc quan xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhà cung cấp đồ gỗ nội thất lớn nhất tại thị trường Hoa Kỳ trong 5 tháng/2021 đạt kim ngạch 3,5 tỷ USD trên tổng 6,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành này.

Bà Mary Tarnowka - Giám đốc điều hành AmCham Vietnam cho biết: Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng nông nghiệp, thủy sản, chế biến gỗ, đồ tiêu dùng... trong khi Hoa Kỳ là thị trường cung ứng nhiều nguyên liệu cho Việt Nam, cũng là thị trường có sức tiêu thụ bậc nhất toàn cầu, cơ hội để tăng sản lượng xuất khẩu vào Hoa Kỳ là rất lớn cho các DN xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh doanh mới, thương mại điện tử, chuyển đổi số đang là vấn đề cấp thiết cần được lưu tâm đầu tư, phát triển xuất khẩu với Hoa Kỳ. Nhiều DN cho rằng, nếu DN tự phát triển kênh thương mại điện tử (TMĐT) riêng sẽ mất rất nhiều thời gian, kinh phí nhưng cũng chưa hẳn đã tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Trong khi đó, Việt Nam có đến hơn 90% DN vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ với công nghệ máy móc lạc hậu. Chính vì vậy, các DN đã chọn các sàn TMĐT toàn cầu Amazon, Alibaba để xuất khẩu và đã có kết quả nhất định.

Ông Bùi Đức Tuệ - Giám đốc One IBC Việt Nam (Tập đoàn chuyên hỗ trợ các thủ tục cho DN đầu tư nước ngoài) chia sẻ, Hoa Kỳ là thị trường mang đến cơ hội rộng mở cho DN Việt nhưng đi kèm là những quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt cần phải đảm bảo. Bên cạnh việc tập trung cho chất lượng hàng hóa xuất khẩu thì DN Việt cũng cần quan tâm vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn mác.

Ngọc Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025