Thứ hai 25/11/2024 07:39

Xuất khẩu sang thị trường EU: Thách thức quy định xanh và bền vững

Đà tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường EU sẽ gặp nhiều thách thức, khó khăn hơn khi phải đáp ứng các đòi hỏi về tiêu chuẩn xanh, bền vững đầy khắt khe.

Quy định chặt chẽ về xanh và bền vững

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ngay khi được ký kết đã được hai bên đặt kỳ vọng lớn, trong đó sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho mối quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn.

Quy định xanh, bền vững đang là thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU. Ảnh: TTXVN

Đến nay, sau hơn 3 năm thực thi Hiệp định EVFTA (tháng 8/2020 - 8/2023), FTA này đã góp phần đáng kể vào cải thiện tăng trưởng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với EU. Bộ Công Thương cho biết, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu từ các nước EVFTA đạt 15,4 tỷ USD, giảm 8,6% so với năm 2021.

Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 10 tháng 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - EU đạt 48,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU 36,2 tỷ USD, giảm 8,9%, nhập khẩu từ EU 12,6 tỷ USD, giảm nhẹ 1,4% so với cùng kỳ, xuất siêu sang thị trường này đạt 23,7 tỷ USD, giảm 12,4%.

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU thời gian tới sẽ gặp thách thức lớn hơn do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như lạm phát, đà tăng trưởng chậm của kinh tế châu lục này, cũng như xu hướng cắt giảm tiêu dùng đang gia tăng… Đặc biệt, thách thức lớn hơn khi thị trường này đưa ra nhiều quy định khắt khe về tiêu chuẩn xanh, bền vững.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, quý III/ 2023, EU đã ban hành và thông qua một loạt quy định liên quan đến phát triển xanh, bền vững, như: Quy định thực thi (EU) 2023/1773, ngày 17/8/2023, đặt ra các quy tắc áp dụng Quy định (EU) 2023/956 của EU liên quan đến nghĩa vụ báo cáo mục đích của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon trong giai đoạn chuyển tiếp.

Cùng với đó là quy định (EU) 2023/1719 ngày 8/9/2023, sửa đổi phụ lục II và IV của Quy định (EC) No 396/2005 về dư lượng tối đa thuốc trừ sâu ( MRLs), các chất isoxaben, metaldehyde, Metarhizium brunneum strain Ma 43, paclobutrazol and Straight Chain Lepidopteran Pheromones (SCLP) trong hoặc trên một số sản phẩm thực vật, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, Ủy ban châu Âu cũng đã công bố Quy định được ủy quyền công bố số 2023/1674 ngày 19/6/2023, sửa đổi Quy định được ủy quyền (EU) 2021/630 liên quan đến một số chênh lệch và chế phẩm làm đồ uống có chứa ca cao, một số thực phẩm chế biến từ ngũ cốc hoặc các sản phẩm ngũ cốc, thực phẩm chế biến sẵn làm từ gạo và các loại ngũ cốc khác, một số loại khoai tây chiên và khoai tây chiên giòn và một số loại nước sốt, gia vị thuộc danh mục sản phẩm tổng hợp được miễn kiểm soát chính thức tại các trạm kiểm soát biên giới; và sửa đổi Phụ lục I và III của Quy định được ủy quyền (EU) 2019/2122.

Mới đây, thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, EU còn ra Công báo thông báo bắt đầu thủ tục chống trợ cấp liên quan đến việc nhập khẩu xe điện chạy pin mới được thiết kế để vận chuyển người có nguồn gốc từ Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau những yêu cầu chính trị cấp bách từ Paris (Pháp), vốn tập trung vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện non trẻ trong nước.

Nâng tầm giá trị, xây dựng thương hiệu

Có thể thấy, những thay đổi và các quy định mới sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động kinh tế của EU suy giảm trong nửa đầu năm 2023 do những cú sốc mạnh EU phải hứng chịu. Ngoài ra, sự suy yếu của nhu cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng, cho thấy giá tiêu dùng cao và vẫn đang tăng đối với hầu hết hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại nặng nề hơn dự báo trước, bất chấp giá năng lượng giảm và nơi có tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, việc làm tiếp tục mở rộng và tiền lương tăng.

Bên cạnh đó, ông Trần Ngọc Quân - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU nhấn mạnh, hiện EU đã áp dụng ngày càng chặt chẽ hơn các quy định về xanh và bền vững, vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần tìm hiểu kỹ thông tin và có kế hoạch phát triển thị trường một cách bài bản. Ngoài ra, tăng cường quản lý chất lượng, tiếp tục theo dõi và thông báo rộng rãi cho hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, xuất khẩu nhóm thủy sản, xuất khẩu sang EU cần thực hiện nghiêm quy định của EU để giảm tần suất cảnh báo.

Đặc biệt, theo ông Trần Ngọc Quân, hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ tác động trực tiếp lên 4 nhóm ngành sản xuất, xuất khẩu lớn của Việt Nam là sắt thép, xi măng, nhôm và phân bón. “Do vậy, Việt Nam cần có lộ trình, văn bản chi tiết để hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận cơ chế CBAM và có thể ban hành các gói ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất sạch hơn, tránh bị đánh thêm thuế carbon khi xuất sang EU”- ông Quân khuyến nghị.

Chia sẻ về tiêu chuẩn xanh bền vững, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng cho biết, phát triển bền vững ngày càng trở thành xu thế bắt buộc. Chúng ta muốn tham gia vào thị trường toàn cầu, muốn nâng cao giá trị lên thì chúng ta phải phát triển bền vững.

Theo lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên, yếu tố phát triển bền vững cũng sẽ giúp cho chúng ta nâng tầm giá trị và cũng giúp định hướng xây dựng các thương hiệu của người Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường châu Âu. "Nếu chúng ta quan tâm đến phát triển bền vững thì đó là một yếu tố rất quan trọng để chúng ta xây dựng dần giá trị thương hiệu, từ đó những giá trị chúng ta mang về sẽ nhiều hơn"- ông Khanh nhấn mạnh.

Nhấn mạnh thêm, ông Ngô Chung Khanh cho rằng quan trọng nhất là tất cả các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu được xanh hóa không cần chi tiền ngay; trên tất cả và trước hết cần tập trung thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức rằng sản xuất xanh mất tiền nhưng không mất ngay, còn nếu không làm sẽ mất tất cả, mất thị trường và mất khách hàng.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine