Xuất khẩu sang EU: Những điều cần lưu ý
Công nghiệp nhẹ Thứ hai, 30/03/2020 - 10:58 Theo dõi Congthuong.vn trên
Dịch Covid-19 đã lây lan rộng và nhanh tại các nước châu Âu, khiến nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp mạnh, nhằm khống chế dịch như đóng cửa biên giới, cấm tụ tập đông người, phong tỏa một hoặc nhiều thành phố, thậm chí cả nước... Tuy nhiên các quốc gia thuộc EU đều khẳng định, hàng hóa vẫn được giao thương bình thường, các hoạt động kiểm soát biên giới không được làm chậm lưu thông hàng hóa.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen nhấn mạnh: “Hàng hóa, các dịch vụ cơ bản đến EU cần phải được tiếp tục lưu thông để bảo đảm nguồn cung ứng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, linh kiện sản xuất, thuốc men…”.
Theo Bộ Công Thương, xét trên một số khía cạnh kinh tế, các biện pháp kiểm soát dịch sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa; gây gián đoạn hoặc làm chậm trễ dòng chảy kinh tế - thương mại - dịch vụ. Ngoài ra, các hoạt động giao thương giữa EU với các đối tác, trong đó có Việt Nam cũng sẽ phần nào bị hạn chế. Nhu cầu mua sắm hàng hóa không quá thiết yếu như hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại… là các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU khả năng sẽ suy giảm. Tuy nhiên, dự báo sức mua đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm vẫn có thể được duy trì.
Theo đó, để đảm bảo hoạt động XK diễn ra thuận lợi, DGSANTE khuyến cáo sử dụng nền tảng TRACES (địa chỉ http://webgate.ec.europa.eu/tracesnt/ecas-login) cho các chứng thư về vệ sinh và kiểm dịch thực vật của động vật, thực vật đối với các sản phẩm được XK vào thị trường EU.
Đối với các quốc gia không sử dụng TRACES, DN cần đảm bảo cung cấp chứng thư gốc kèm với các lô hàng trong phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp chứng thư gốc không thể gửi kèm lô hàng, DGSANTE sẽ đề xuất với các Trạm kiểm soát biên giới tại EU chấp nhận các bản sao giấy chứng thư đáp ứng điều kiện. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, cơ quan kiểm tra của EU sẽ liên hệ với thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU để cùng xác nhận.
Các DN Việt Nam khi gặp khó khăn liên quan đến chứng thư kiểm dịch động, thực vật có thể liên hệ thương vụ qua email [email protected] để được hỗ trợ trong hoạt động XK vào EU. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thanh Hóa: Điều chỉnh, bổ sung hàng loạt cụm công nghiệp

Giày dép đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA

Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp

Tháo điểm nghẽn để xanh hóa toàn diện chuỗi cung ứng thời trang Việt

Năm 2022, ngành bao bì đón tiềm năng tăng trưởng
Tin cùng chuyên mục

Dệt may Việt Nam hiện thực hoá giấc mơ tự chủ

Dệt may Việt Nam: Đối diện thách thức

Ngành da giày: Thoát hiểm nhờ FTA

Tháo “nút thắt” lao động cho doanh nghiệp dệt may, da giày khôi phục sản xuất

Ngành dệt may: Về đích theo kịch bản nào?

Dệt may nguy cơ mất đơn hàng

Doanh thu của nhiều “ông lớn” dệt may giảm mạnh vì giãn cách kéo dài

Tính chuyện đường dài cho ngành công nghiệp dệt may, da giày

Ngành nhựa: Chưa tự chủ được nguyên liệu đầu vào

Ngành dệt may “vướng” đủ đường

Doanh nghiệp ngành may thu không đủ bù chi

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đồ uống trong dịch bệnh

Dệt may chủ động ứng phó với làn sóng Covid-19 mới

Chuyển đổi số- Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cho dệt may hậu Covid

Thừa Thiên Huế: Chỉ số công nghiệp 4 tháng đầu năm tiếp tục tăng

Doanh nghiệp dệt may “khát” lao động

Chế biến phụ phẩm thủy sản: Xóa khoảng trống tỷ USD

Tầm nhìn mới phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam trước đại dịch

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công Thương
