Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán Thị trường dệt may nội địa: Miếng bánh không dễ ăn

Ngay sau kỳ Tết Nguyên đán 2024, ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Công ty TNHH Dony đã thực hiện chuyến khảo sát hiện trạng sản xuất của ngành dệt may Bangladesh và Ấn Độ với nguyên do “biết mình biết ta”.

Theo giám đốc Dony, từ năm 2018-2019 thông tin chuỗi sản xuất dệt may dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc đã xuất hiện. Qua năm 2020-2021 “bất động” do dịch Covid-19, đến năm 2022, nhiều nhà sản xuất đã tiến hành tìm địa điểm mới để đặt nơi sản xuất, bản thân Dony cũng được tiếp nhiều đối tác. “Họ thể hiện rõ quyết tâm dịch chuyển sớm chuỗi sản xuất ra khỏi thị trường Trung Quốc”, ông Phạm Quang Anh nói.

Doanh nghiệp dệt may
Sản xuất tại Công ty TNHH Dony

Nguyên nhân khiến chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc ngoài việc Mỹ áp thuế đặc biệt lên hàng hóa Trung Quốc khiến giá thành sản xuất tăng cao, còn do chính sách thuế của Chính phủ Trung Quốc đã gắt gao hơn rất nhiều, chi phí lao động tăng cao khiến biên lợi nhuận giảm đáng kể. “Nếu trong tương lai 5-7 năm tới, chính sách thuế của Trung Quốc gắt hơn nữa, dịch chuyển sẽ không kịp nên nhà sản xuất muốn chuyển ngay từ bây giờ”, ông Phạm Quang Anh nói.

Tuy nhiên, việc dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc không có nghĩa Việt Nam sẽ đón được luồng đầu tư đó mà chỉ là một trong số các lựa chọn, quốc gia nào có điều kiện tốt và thuận lợi thì có nhiều khả năng được lựa chọn hơn. “Ngành dệt may đang đứng trước cơ hội thập kỷ cũng là nguy cơ thập kỷ”, giám đốc Dony cho hay.

Ông phân tích, nguy cơ thập kỷ ở chỗ, nếu nhà sản xuất không chọn Việt Nam mà chọn một quốc gia khác chúng ta sẽ phải chờ đợi cả chục năm, bởi lẽ chuyển dịch một chuỗi sản xuất không dễ dàng và mất nhiều chi phí, nhà đầu tư khi đã chọn được địa điểm phù hợp sẽ ở lại cả chục năm. Những quốc gia có môi trường kinh doanh tốt, doanh nghiệp sản xuất tốt, uy tín cao, giá thành cạnh tranh sẽ giữ chân được nhà đầu tư, nhà mua hàng. “Chỉ cần ký được đơn hàng sản xuất trong 1-2 năm thôi thì họ sẽ ở lại với chúng ta cả chục năm”, ông vị giám đốc Dony nhìn nhận.

Việc thu hút chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc là việc các chuyên gia lên tiếng nhắc nhở từ lâu, Chính phủ cũng nỗ lực chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiến hành cải cách môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.

Chúng ta cần có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài một cách hợp lý trong bối cảnh mới. Đón làn sóng này sẽ tạo cơ hội tốt cho chúng ta trong việc thúc đẩy nền kinh tế, tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh không nên áp dụng chính sách thu hút bằng mọi giá”, GS. TSKH. Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới từng nhận định.

Theo đó, tuyệt đối không ưu đãi bằng mọi thứ để mời gọi. Thu hút có chọn lọc, chỉ áp dụng ưu đãi với những tiêu chí rõ ràng như doanh nghiệp công nghệ cao, có cam kết chuyển giao công nghệ.

Bản thân doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đang nỗ lực nâng cao nội lực, chứng minh bản thân để trở thành lựa chọn tốt. Ngoài chất lượng sản phẩm, giá đơn hàng, Dony cũng như nhiều doanh nghiệp khác áp dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, chuyên nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt thực hiện tốt khâu dịch vụ sau bán hàng để tạo uy tín với đối tác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may trong nước đang nỗ lực điều chỉnh cách thức trả lương công nhân, cách thức giao việc, huy động ca kíp để phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới, đặc biệt là yêu cầu về đầu tư bền vững. Tập trung làm hàng khó, cao cấp, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

Nâng cao năng lực nội sinh để đón luồng chuyển dịch sản xuất theo ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam là cơ hội tốt cho ngành dệt may Việt Nam tiến sâu hơn trong chuỗi giá trị dệt may thế giới. Để củng cố và bước lên bậc cao hơn trong chuỗi giá trị, ngành dệt may Việt Nam cần sớm khắc phục nút thắt thiếu nguyên phụ liệu.

Do vậy, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất Bộ Công Thương sớm có hướng dẫn thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 để các địa phương quy hoạch và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đạt chuẩn mực về môi trường.

Song song với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xây dựng quỹ môi trường để các khu công nghiệp đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn mực về môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường và tuân thủ được điều khoản trong các hiệp định thương mại. Làm được những điều này, ngành dệt may sẽ giảm được lượng nhập khẩu bên ngoài, chủ động được nguyên phụ liệu.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu nhờ những yếu tố quan trọng.
Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Các chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng công nghệ 5G vào ngành công nghiệp thông minh mặc dù cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Tại hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh của VEAM, Thứ trưởng Phan Thị Thắng kỳ vọng VEAM sẽ trở lại vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Công nghiệp công nghệ số đã được Trung ương Đảng xác định là một ngành công nghiệp nền tảng, để thúc đẩy cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Vào tháng 11/2024, ghi nhận sản lượng toàn cầu của Toyota giảm lần thứ 10 liên tiếp khi xuất xưởng 869.230 xe.

Tin cùng chuyên mục

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025 với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

3 hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm hệ thống phòng không AZP và xe tăng chiến đấu chủ lực T-90SK, pháo phòng không 37mm đã gây chú ý với các chuyên gia quốc tế.
Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

7 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại TP. Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí khuyến công để đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất với tổng số tiền 1,737 tỷ đồng.
Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Không còn gia công đơn thuần, doanh nghiệp da giày đã đầu tư công nghệ, chủ động mẫu mã, nguyên liệu và tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất.
Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01, hoàn toàn do Việt Nam phát triển, nổi bật với hàng loạt tính năng tiên tiến đã gây chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, sản xuất công nghiệp và xây dựng tỉnh Long An phục hồi mạnh; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tăng 11,26%.
Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Ngày 21/12, Chủ tịch Quốc hội Lào ông Xaysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền của Vinachem.
Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng cần làm rõ điều kiện để trở thành thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Viettel High Tech đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế.
Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới.
Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục công nghiệp quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên lửa 70mm hoàn toàn mới.
Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300.
Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Roketsan, công ty hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các hệ thống tên lửa tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 với nhiều vũ khí đặc biệt.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu nhiều dòng máy bay không người lái (UAV).
Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai".
Triển lãm Quốc phòng 2024:

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Tổ hợp phòng không chống UAV “Lá chắn Rồng” và hệ thống radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực “Wisdom Eye” của OSB Hightech đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn xuất hiện và gây sự chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động