Thứ tư 01/01/2025 13:42

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi bứt phá

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 294,4 triệu USD, tăng 15,2% so cùng kỳ 2020, trong đó, nhiều sản phẩm chăn nuôi giữ đà tăng trường xuất khẩu.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 294,4 triệu USD, tăng 15,2% so cùng kỳ 2020.

Sữa và sản phẩm sữa là mặt hàng đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2021 đạt 77,1 triệu USD, là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất, chiếm 26,2 thị phần xuất khẩu, tăng 22,1% so cùng kỳ 2020.

Xuất khẩu thịt lợn 8 tháng đầu năm 2021 đạt 22,8 triệu USD, tăng 32,6% so cùng kỳ 2020

Đối với mặt hàng mật ong, 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 74,1 triệu USD, chiếm 25,2% thị phần xuất khẩu, tăng 65,2% so với cùng kỳ 2020.

Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt, 8 tháng đầu năm 2021 đạt 67,5 triệu USD, chiếm 22,9% thị phần xuất khẩu, tăng 21,8% so cùng kỳ 2020.

Các mặt hàng khác có tỷ trọng dưới 10% kim ngạch xuất khẩu gồm: da và lông vũ với kim ngạch xuất khẩu đạt 12,1 triệu USD, chiếm 4,2%, giảm 51,1% so với cùng kỳ 2020; trứng các loại với kim ngạch 4,4 triệu USD, chiếm 1,5%, tăng 24,9%...

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2021 đã vượt qua ảnh hưởng toàn diện của đại dịch Covid-19 để tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Mức tăng trưởng cả về số lượng và kim ngạch ghi nhận ở tất cả các mặt hàng chăn nuôi xuất khẩu chủ lực.

Với dự báo mức cầu của thị trường trong nước đối với các sản phẩm thịt không tăng trong thời gian tới, để ngành chăn nuôi tăng trưởng bền vững cần phải tìm hướng mở cửa thị trường xuất khẩu, hướng tới các thị trường tiềm năng. Ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng, trước mắt phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao như: trứng muối, thịt gà đã qua chế biến nhiệt. Bên cạnh đó, tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, cần đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm trứng và thịt gà đi các thị trường trên thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Tiếp tục mở thị trường và xuất khẩu sản phẩm gia cầm chế biến vào các thị trường tiềm năng.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD