Xuất khẩu gạo: Nhìn lại và hướng tới

Chính sách “xoay trục” trong nông nghiệp đã làm thay đổi vị trí ưu tiên lúa gạo từ số 1 xuống số 2. Tuy có những lúng túng ban đầu, nhưng xuất khẩu gạo đã đổi mới, bứt phá, giành thắng lợi cả về cơ cấu và giá bán; tiếp tục khẳng định vai trò một loại nông sản chủ lực và bền vững trong hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

“Cởi trói”, bứt phá, tăng ấn tượng

Với sản lượng 43,9 triệu tấn lúa năm 2018 (tăng 1,2 triệu tấn so với năm 2017) thì giải pháp xuất khẩu gạo đạt mức cao, được giá hơn và hài hòa lợi ích là điều trăn trở. Vì lẽ đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP nhằm bãi bỏ những quy định không còn phù hợp để “cởi trói”, giúp doanh nghiệp rộng đường hơn khi xuất khẩu. Cũng từ “nút mở” này, ngành lúa, gạo Việt Nam đã có những chuyển biến lạc quan trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, giúp các địa phương nâng cao chất lượng lúa, gạo với ba khâu quan trọng: Tìm tạo giống mới chất lượng cao; tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa và công nghệ bảo quản, sấy khô, xay xát, nhằm tối ưu hóa và thương mại hóa sản phẩm gạo xuất khẩu. Từ “cởi trói” trong chính sách việc tổ chức sản xuất lúa, xuất khẩu gạo đã tiếp cận sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng lấy giá trị làm thước đo hiệu quả kinh tế, lấy thị trường (cầu) để điều chỉnh sản xuất (cung).

xuat khau gao nhin lai va huong toi
Từ “cởi trói” trong chính sách, doanh nghiệp rộng đường hơn khi xuất khẩu gạo

Nhờ đó, đã làm cơ cấu và giá gạo xuất khẩu thay đổi tích cực theo chiều hướng giảm gạo trắng chất lượng trung bình, thấp xuống còn 2,07%; tăng gạo trắng chất lượng cao lên mức 51%, gạo Jasmine, gạo thơm 32%, gạo nếp 12% và gạo Japonica, gạo giống Nhật 5%… Tổng sản lượng gạo xuất khẩu năm 2018 đạt 6,13 triệu tấn, tăng 6% về lượng và 20% về giá. Hiện giá gạo xuất khẩu bình quân đạt mức 450 USD/tấn, cao hơn của Thái Lan 15 USD/tấn và của Ấn Độ 40 USD/tấn. Gạo của Việt Nam đã đến người tiêu dùng tại thị trường 150 quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ và bước đầu đã thâm nhập được vào thị trường khắt khe về tiêu chuẩn, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU… Tuy sản xuất lúa, xuất khẩu gạo chưa vận hành và đạt như mong muốn, giá gạo thơm, gạo dẻo còn thấp so với gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ… nhưng chúng ta có quyền tự tin - Hạt gạo vẫn mãi là nông sản chủ lực.

Thị trường và ba mũi giáp công

Trong vòng 4 năm tới, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn khi các quốc gia thu mua lớn giảm khối lượng nhập khẩu, các quốc gia xuất khẩu gạo tăng cường bán ra. Ấn Độ sẽ giữ vững vai trò dẫn đầu xuất khẩu gạo toàn cầu vào năm 2019, tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan, Myanmar và Mỹ. Dự báo, Trung Quốc sẽ trở thành một nhân tố chủ chốt trên thị trường gạo thế giới.

Tại Việt Nam, sự liên kết, chuyển hướng xuất khẩu và hoạt động thương mại gạo đang diễn biến theo xu hướng mới. Đó là các hợp đồng Chính phủ dần ít đi, thay vào đó là các hợp đồng thương mại. Mục tiêu xuất khẩu gạo đến năm 2020, định hướng đến 2030: Tỷ trọng gạo trắng thường chiếm khoảng 25%; gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica chiếm khoảng 40%; gạo nếp khoảng 25%; tăng dần tỷ trọng các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như: Gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo khoảng 10%. Để đạt mục tiêu trên, sản xuất lúa, xuất khẩu gạo cần có sự nỗ lực cao từ phía nhà nước, người dân và doanh nghiệp, với “ba mũi giáp công”, đó là: Đổi mới thể chế quản lý và chính sách sản xuất lúa, gạo theo hướng trọng chất lượng; nâng cao chất lượng gạo thông qua nghiên cứu lai tạo, chọn lọc giống để đáp ứng sự thay đổi tiêu dùng; xây dựng thương hiệu Quốc gia gạo Việt Nam.

Để tăng khả năng nhận diện, tiếp thị, cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu và nội địa, tăng hiệu quả sản xuất và giá trị gạo, việc xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến sản xuất và thương mại. Bản sắc của thương hiệu gạo Quốc gia phải dựa trên sự tập hợp phong phú và đa dạng về chất lượng của các sản phẩm gạo bản địa, kèm theo một hệ thống kiểm soát chất lượng tối ưu từ trung ương đến địa phương và dọc theo chuỗi giá trị, đảm bảo cho vị thế, uy tín và sự tin cậy của người tiêu dùng trên thế giới đối với hạt gạo Việt Nam.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.

Tin cùng chuyên mục

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động