Thứ hai 23/12/2024 17:30

Xuất hiện "làn sóng" đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam

Đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang lựa chọn Việt Nam là địa điểm đặt nhà máy sản xuất, kinh doanh.

Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng cải thiện

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Gu Chao Qing – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam cho biết: Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam có hơn 4.000 hội viên, hoạt động khắp các tỉnh, thành của Việt Nam, từ miền Bắc, miền Trung, đến miền Nam.

Doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Khẳng định, đang có một "làn sóng" các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư, trong đó tập trung vào một số địa phương như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nam Định... Nguyên nhân là bởi, Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn, chính sách thu hút đầu tư ngày càng cởi mở, minh bạch nên hấp dẫn được sự quan tâm của các doanh nghiệp Trung Quốc” – ông Gu Chao Qing khẳng định.

Trước đó, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại diện một khu công nghiệp tại tỉnh Nam Định cho biết, một nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm hiểu để đầu tư một dự án có tổng vốn lên tới 300 triệu USD tại địa phương.

Cũng đánh giá cao về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Hà Gia Kế - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây (thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam), đồng thời cũng là nhà đầu tư trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam cho biết: Hiện tại, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc hoạt động trong các lĩnh vực chuỗi cung ứng, điện tử, năng lượng tái tạo, logistics…

Bên cạnh những lợi thế về môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, Việt Nam còn hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc bởi tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng khi đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời đang và chuẩn bị khởi động đàm phán 3 FTA và khung khổ kinh tế. Theo đó, đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ có cơ hội xuất khẩu hàng hóa đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài những lợi thế trên, đại diện nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng cho rằng, Việt Nam còn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bởi đã thu hút được các tập đoàn điện tử nằm trong Top 500 của thế giới đến đầu tư, những tập đoàn trong Top 500 này rất cần những sản phẩm linh, phụ kiện để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm điện tử. Và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam để tìm cơ hội đáp ứng yêu cầu này, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng cho rằng, Việt Nam còn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bởi đã thu hút được các tập đoàn điện tử nằm trong Top 500 của thế giới đến đầu tư

Tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam

Một trong những dự án của nhà đầu tư Trung Quốc vừa đầu tư tại Việt Nam là Trung tâm Thương mại Quốc tế điện tử Trung Việt Trung, dự án này vừa chính thức khai trương giai đoạn 1 tại thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) trên diện tích 8.000 m2 và dự kiến giai đoạn 2 của dự án sẽ có quy mô lên tới 100.000 m2, cũng đặt tại tỉnh Bắc Ninh.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về sự kiện này, ông Liang Yang Hong - Tổng giám đốc Trung tâm Thương mại Quốc tế điện tử Trung Việt Trung cho biết: Đây sẽ là nơi trưng bày, giới thiệu những sản phẩm linh, phụ kiện trong lĩnh vực công nghiệp, điện tử của các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất.

"Theo đó, hiện đã có 35% doanh nghiệp Trung Quốc có nhà xưởng sản xuất tại Việt Nam trưng bày hàng hóa tại đây" - ông Liang Yang Hong nhấn mạnh.

Đối tượng khách hàng mà Trung tâm Thương mại Quốc tế Trung Việt Trung hướng đến là những doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam, và những nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, đang có nhu cầu về linh, phụ kiện để đáp ứng hoạt động sản xuất của họ tại Việt Nam. Được biết, một trong số những đối tác đầu tiên của Trung tâm đã đến tìm hiểu và đặt vấn đề hợp tác trong những ngày đầu khai trương đó là Tập đoàn điện tử hàng đầu của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.

Trước đó, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có cả những nhà đầu tư Trung Quốc cho biết, mặc dù có nhiều ưu thế về chính sách thu hút đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện là một trong những rào cản khiến môi trường đầu tư tại Việt Nam giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Trung Quốc. Bởi nếu chuỗi cung ứng hoàn thiện, các tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có thể chủ động gia tăng tỷ lệ nội địa hóa tại địa phương, nhưng vì chuỗi cung ứng thiếu hoàn thiện nên họ phải nhập khẩu linh, phụ kiện từ nước ngoài, gây tốn kém thời gian, chi phí và cơ hội của doanh nghiệp. Khắc phục những tồn tại về chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện, Trung tâm Thương mại Quốc tế điện tử Trung Việt Trung được ví như “cửa sổ”, kết nối những nhà sản xuất linh, phụ kiện Trung Quốc với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời giúp Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: môi trường đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn