Thứ ba 29/04/2025 06:04

Xu hướng toàn cầu của ngành Kế toán - Kiểm toán

Ngày 20/6 tại Hà Nội, Bộ Tài chính và Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) đã phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Xu hướng toàn cầu của ngành kế toán, kiểm toán, tài chính và Chiến lược của Việt Nam đến 2020”
Toàn cảnh hội thảo

Đại diện ACCA cho biết, hội thảo nhằm đánh giá tình hình thực hiện chiến lược kế toán - kiểm toán Việt Nam đến 2020, đưa ra những phân tích toàn diện và đề xuất các giải pháp trọng tâm thực hiện chiến lược đáp ứng yêu cầu của thị trường và hội nhập từ thực tiễn Việt Nam cũng như kinh nghiệm quốc tế. Bên cạnh đó, ACCA cũng đã đưa ra kết quả khảo sát của “Báo cáo Tương lai” của các chuyên gia tài chính đã được thực hiện trong 2 năm tại 19 quốc gia trên toàn thế giới.

Theo kết quả khảo sát, hiện có 2 yếu tố đang ảnh hưởng tới ngành nghề kế toán, kiểm toán đó là các quy định và sự quản lý của nhà nước theo hướng nghiêm ngặt hơn; sự phát triển của công nghệ số đòi hỏi nhân lực ngành tài chính cần nâng cao năng lực.

Để không đứng ngoài cuộc chơi này, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đón đầu những cơ hội từ Cộng đồng kinh tế ASEAN và TPP, bà Faye Chua - Trưởng bộ phận nghiên cứu của ACCA cho rằng: Việt Nam cần chủ động nắm bắt cơ hội đê nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cũng tại Hội thảo, TS Đặng Thái Hùng - Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài Chính cho biết Việt Nam đã có 3 thập kỷ thực hiện cải cách kế toán, kiểm toán, nhất là việc thực hiện “Chiến lược kế toán kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trong giai đoạn đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nó đáp ứng được yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường chuyển đổi, dần hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại hạn chế, đó là việc cập nhật, xây dựng mới các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán công còn chậm so với tiến độ; Việc kiểm tra giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân đã được đẩy mạnh nhưng chưa đạt yêu cầu về số lượng đơn vị, thời gian kiểm tra. Về tổ chức, bộ máy quản lý, nhân lực vẫn chưa được tăng cường cho phù hợp với thực tế công việc, đòi hỏi khách quan. Đây cũng là những vấn đề cần phải giải quyết trong giai đoạn sắp tới.

Bên cạnh các nội dung về chính sách, nhiều diễn giả quốc tế cũng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiến về đổi mới nhân lực trong ngành kế toán - kiểm toán – tài chính tại Việt Nam; các xu hướng nghề nghiệp của tương lai và các bước chuẩn bị để vượt qua thách thức, đón đầu cơ hội.

PV

Tin cùng chuyên mục

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'