Thứ tư 13/11/2024 15:49
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV:

Xem xét, lựa chọn phương án bỏ "viên chức suốt đời"

Ngày 24/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Trong Báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Chính phủ ưu tiên chọn phương án không ký hợp đồng không xác định thời hạn với viên chức được tuyển dụng mới và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội chọn phương án này.

Có thể bỏ "viên chức suốt đời"

Báo cáo tiếp thu, giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, với dự án Luật Viên chức, ban soạn thảo đưa ra quy định thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng mới với hai phương án.

Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

Theo đó, ở phương án 1 quy định tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi luật này có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2), trừ viên chức được tuyển dụng mới vào đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chính phủ ưu tiên lựa chọn phương án này.

Trong khi đó ở phương án 2 đưa ra quy định viên chức được tuyển dụng mới sau khi ký kết hợp đồng xác định thời hạn (tối đa 2 lần) sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì khi tuyển dụng mới viên chức được ký ngay hợp đồng không xác định thời hạn.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, qua thảo luận, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Viên chức, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày luật có hiệu lực thi hành và khi luật có hiệu lực đối với cả hai phương án sẽ cơ bản không có thay đổi về chế độ, chính sách so với hiện hành. Theo đó, với viên chức đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn, trường hợp đã ký hợp đồng xác định thời hạn thì sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo đúng quy định của Bộ luật Lao động hiện hành.

Ông Nguyễn Khắc Định: Chính phủ ưu tiên chọn phương án không ký hợp đồng không xác định thời hạn với viên chức được tuyển dụng mới và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội chọn phương án này

“Còn viên chức được tuyển dụng mới sau ngày luật có hiệu lực thì mỗi phương án có những ưu điểm, hạn chế riêng tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức, "tiến tới bỏ chế độ biên chế suốt đời" và thực hiện yêu cầu của nghị quyết Trung ương, kết luận của cơ quan có thẩm quyền” – ông Nguyễn Khắc Định nói và cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho lựa chọn phương án 1.

Và nếu Quốc hội tán thành chọn phương án 1 như đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì từ ngày 1/7/2020, tất cả các trường hợp chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn, trừ trường hợp viên chức đã ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trước ngày 1/7/2020. Đồng thời, cán bộ, công chức sẽ chuyển thành viên chức theo quy định của Luật Viên chức.

Làm gì để thu hút được nhân tài?

Cho rằng khái niệm “Người có tài năng trong hoạt động công vụ là cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn vượt trội, có đóng góp lớn, hiệu quả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lĩnh vực công tác mà ít người đạt được. Nhà nước có chính sách trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ...” trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức còn khá mông lung, nhiều đại biểu Quốc hội đã dành phần lớn thời lượng cho phép phát biểu để tranh luận, làm rõ hơn nội hàm này.

Cụ thể, theo đại biểu Quốc hội đoàn Cà Mau, ông Lê Thanh Vân, dự án luật phải phân loại người tài theo từng lĩnh vực cụ thể, trong chính trị đó phải là người khởi xướng chính sách, trong điều hành phải tinh thông luật pháp, trong khoa học phải có phát minh sáng kiến, trong lao động phải lành nghề, có biệt tài làm ra sản phẩm đặc thù, trong văn hóa nghệ thuật có tác phẩm để lại cho muôn đời…

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đoàn Đồng Nai): Chúng ta chỉ bàn về công chức, viên chức trong dự án Luật này, chứ không phải coi tài năng trong công chức, viên chức là kiệt nhân, kiệt xuất. Như vậy là quá sức.

Từ thực tế nhiều cấp, ngành dù đã ban hành các chính sách thu hút người có tài năng vào làm việc, song do chính sách hiện hành ràng buộc nên nhiều nhân tài, hay các du học sinh sau khi ra trường không thể làm việc trong các cơ quan nhà nước do không đỗ kỳ thi công chức hoặc do các cơ quan phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ không còn vị trí việc làm để tuyển dụng, gây lãng phí tiền của đào tạo, lãng phí chất xám,… đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Đoàn Cà Mau) đề nghị nên học kinh nghiệm quản trị nhân lực của doanh nghiệp tư nhân để thể chế vào dự thảo Luật nhằm khắc phục tình trạng “tư nhân tìm được nhân tài nhưng Nhà nước không tìm ra được người yếu kém”.

Thẳng thắn hơn, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Đoàn Ninh Thuận) nói: “Chúng ta từng nghe dư luận xã hội phản ánh không tin vào việc người tài được trọng dụng, cho rằng vào được bộ máy Nhà nước là phải có những thứ như tiền tệ, quan hệ, hậu duệ...” và cho rằng, để thực hiện đúng bản chất việc trọng dụng người tài thì cần bổ sung cơ chế để phát hiện người có tài năng, cơ chế ràng buộc trách nhiệm với những người có trách nhiệm thực hiện chính sách trọng dụng người có tài năng, đồng thời, cần xử lý trách nhiệm việc không thực hiện chính sách đã có.

Cho rằng để thu hút được người có tài năng thì nhất thiết phải thay đổi phương thức tuyển dụng, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Đoàn Ninh Thuận) chỉ rõ, lâu nay, cấp trên tuyển dụng, người sử dụng chỉ tiếp nhận, trong quá trình sử dụng thấy không phát huy hiệu quả, không phù hợp nhưng cũng không có quyền được cho nghỉ việc. Do đó, đại biểu Cương cho rằng, phải thay đổi cách thức tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức thoe hướng người sử dụng cán bộ, công chức phải là người có quyền được tuyển dụng.
Thu Hằng - Hoàng Châu

Tin cùng chuyên mục

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới

95,4% hộ gia đình không thay đổi thu nhập trong tháng 10/2024

Nhân sự 4/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước có tân Vụ trưởng

Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Tiếp tục cảnh báo chiêu trò tuyển dụng lao động thời vụ

Nhân sự 1/11: Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vị trí lãnh đạo tại VTV; nhiều địa phương bổ nhiệm cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 2/11/2024: Miền Bắc vùng núi trời rét; miền Trung sắp mưa lớn

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV

Nhân sự 31/10: Tổng Giám đốc VTV làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; ai thay vị trí của NSND Xuân Bắc?

Nhân sự 30/10: Bộ Công Thương bổ nhiệm lãnh đạo Cục; NSND Xuân Bắc giữ chức vụ Cục trưởng

Nhân sự 29/10: Công bố lí do đề nghị kỷ luật hai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đắk Lắk

Nhân sự 28/10: Bộ Công Thương, Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo

Nhân sự Trung ương: Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước; Chính phủ điều động nhân sự

Lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 có thể đạt 130.000 người

Làn sóng công nghệ mới và thách thức mới đặt ra đối với phát triển kinh tế