Thứ tư 27/11/2024 19:58

Xem xét giải quyết vướng mắc sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 vào vận hành

Đại biểu Quốc hội kiến nghị Thủ tướng xem xét giải quyết những vướng mắc sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 vào vận hành, khai thác.

Sáng 2/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Đại biểu Tô Ái Vang- đoàn Sóc Trăng

Phát huy lợi thế về phát triển năng lượng

Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, đại biểu Tô Ái Vang- đoàn Sóc Trăng cho biết, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đi vào thực tiễn giúp các địa phương, trong đó có Sóc Trăng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về năng lượng.

Đại biểu thông tin, cùng với Ninh Thuận, Thái Bình, hiện sóc Trăng có Trung tâm điện Long Phú gồm 3 nhà máy gồm Nhiệt điện Long Phú 1, Nhiệt điện Long Phú 2, Nhiệt điện Long Phú 3) nằm trong Quy hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ.

Đại biểu Tô Ái Vang cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Đối với Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 gồm 2 tổ máy có công suất 1200 MW.

Trước đó, do năm 2018, nhà thầu khó khăn đơn phương công bố dừng thực hiên hợp đồng hoạt động, đến nay tiến độ dự án đã được 70-80% khối lượng công việc. Vì vậy, xin kiến nghị Thủ tướng xem xét giải quyết những vướng mắc sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 vào vận hành, khai thác”- vị đại biểu này kiến nghị.

Đại biểu cho hay, theo Quy hoạch Đồng bằng Sông Cửu long đến 2030 không phát triển nhiệt điện than, ngoài những nhà máy nhiệt điện than đang trong quá trình xây dựng.

Nhưng hiện tại, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 2, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 3 có tổng diện tích 170 ha vẫn đang trong quy hoạch treo. “Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển công năng sang phát triển lĩnh công nghiệp để tỉnh thu hút đầu tư tránh lãng phí đất đai”- đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Tô Ái Vang nêu, Nghị quyết 55 và Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ- COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" đến năm 2050. Hiện Chính phủ đang phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), tuy nhiên đây là quy hoạch mở, trong quá trình thực hiện sẽ cập nhật, điều chỉnh dựa trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương từng giai đoạn.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung các dự án điện gió mặt trời vào quy hoạch điện VIII tại các địa phương, trong đó Sóc Trăng. “Vì Sóc Trăng có nguồn năng lượng gió dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi có 72km đường bờ biển, tỉnh hiện có 20 dự án điện gió với tổng công suất 1400 MW, bên cạnh đó Sóc Trăng cũng có tiềm năng lớn về điện mặt trời, nắng quanh năm” - đại biểu nêu.

Xử lý dứt điểm các dự án giao thông chậm tiến độ

Đại biểu Tô Ái Vang cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ như đường sắt Cát Linh- Hà Đông, đường sắt đô thị TP.Hồ Chí Minh, đẩy mạnh thi công sân bay Long Thành-Điện Biên.

Bên cạnh đó sớm đưa vào vận hành các cảng biển Cà Ná, Chu Lai, Trần Đề; tiếp tục có nhiều giải pháp quyết liệt hơn, hiệu quả hơn nữa để đến năm 2030 đạt được 5.000 km đường cao tốc”- đại biểu đề nghị

Đại biểu Tô Ái Vang bày tỏ mong muốn Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư các dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cần Thơ- Sóc Trăng giai đoạn 1, Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, Biên Hòa- Vũng Tàu giai đoạn 1.

Vì việc đầu tư các dự án trên là hết sức cấp thiết, đáp ứng mong đợi của cử tri ở các địa phương. Trong đó, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển”- đại biểu Tô Ái Vang lý giải.

Theo đó, dự án góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ và phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội khóa XV cùng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Quỳnh Nga - Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường, không chắc giảm được tỷ lệ thừa cân béo phì

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Đề xuất bỏ quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào ngành bán dẫn, năng lượng tái tạo, logistics

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Ban Nội chính Trung ương

Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Mở rộng quyền gia nhập công đoàn cho lao động là công dân nước ngoài

Tách bạch quản lý xuất nhập khẩu thiết bị bay không người lái, phương tiện bay khác

Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung