Thứ tư 27/11/2024 10:33

Xây KCN phụ trợ riêng cho ngành sắt thép

Nếu đi vào hoạt động, lần đầu tiên Việt Nam có khu công nghiệp chuyên dập, đúc để phụ trợ cho ngành sắt, thép.

 - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mới đây Chủ tịch Công ty TNHH Takako Việt Nam - Ishizaki Yoshitomo đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh về việc xây dựng khu công nghiệp phụ trợ dập, đúc. Takako là một trong những công ty sản xuất thiết bị công nghiệp, điện tử lớn của Nhật.

Ông Yoshitomo cho biết, hiện các công ty ở Việt Nam đã sản xuất ra được sắt, thép, nhưng dùng sắt, thép để sản xuất, đúc, dập ra những linh kiện thì chưa làm được nên vẫn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… Do đó, cần những chiến lược cụ thể ưu tiên phát triển lĩnh vực này để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư.

Nếu thành công trong ngành công nghiệp dập, đúc, Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và cả khu vực Đông Nam Á, vị này chia sẻ.

Trước đề xuất từ phía nhà đầu tư Nhật Bản, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh ủng hộ sáng kiến này vì lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đang được "đặc biệt quan tâm". Việt Nam sẽ tạo điều kiện để Takako xây dựng khu công nghiệp và đề xuất một số vị trí như Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, TP HCM, Bộ trưởng thông tin.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Takako cần phải thu hút đầu tư, duy trì hoạt động tại những khu công nghiệp, bởi đây mới là "bài toán khó".

Năm 2012, các doanh nghiệp Nhật Bản đã rót 4,2 tỷ USD và duy trì vị trí dẫn đầu trong những quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ, tỷ lệ nội địa hóa thấp đang là yếu tố kìm hãm thu hút đầu tư nước ngoài.

Báo cáo của Phòng Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, linh kiện của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam chỉ gần 28%, thấp so với mức bình quân chung 48% của các nước châu Á. Việc này khiến nhà đầu tư phải nhập khẩu nhiều hơn các nguyên vật liệu và linh phụ kiện, gây ra hệ lụy là chi phí sản xuất ở Việt Nam cao hơn.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Motonobu Sato - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBA) tại Việt Nam cảnh báo, việc thiếu ngành phụ trợ đang khiến Việt Nam kém hấp dẫn so với quốc gia khác. Ví dụ, năm 2012, Nhật Bản đã đầu tư 13 tỷ USD vào Thái Lan, gấp 3 lần đầu tư vào Việt Nam, vị này thông tin.

Ông Sato chia sẻ, số doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam mới chiếm khoảng 30%, trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản muốn nhập nhiều hơn nữa linh kiện, nguyên vật liệu từ ngành công nghiệp phụ trợ nội địa. Do vậy, đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đề nghị Việt Nam hỗ trợ nhiều hơn về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất để giúp ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.

Theo VnExpress

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á