Thứ hai 23/12/2024 10:32

Xây dựng Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm lớn về công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn nêu các giải pháp, xây dựng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm lớn về phát triển công nghiệp.

Sáng nay 10/12, tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đã diễn ra hội nghị đánh giá kết quả 1 năm thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác phát triển giữa 3 tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã nêu lên các giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển, xây dựng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm lớn về phát triển công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo của vùng và cả nước .

Bí thư Tỉnh ủy 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chủ trì hội nghị

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng: Ba tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Thời gian vừa qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động của yếu tố thị trường, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng mạnh, cùng với đó là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, diễn biến phức tạp, xung đột quân sự các khu vực trên thế giới... song, sản xuất công nghiệp trên địa bàn 3 tỉnh vẫn tiếp tục ổn định và từng bước phát triển, góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 của các tỉnh ước đạt lần lượt là 7,01%; 7,14% và 8,05%.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho hay: Cùng với tập trung phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh của mỗi tỉnh, 3 tỉnh đã xây dựng, củng cố mối quan hệ liên kết, hợp tác, cùng phát triển trong lĩnh vực công nghiệp. Nhiều sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng các sản phẩm, nguyên, nhiên liệu đầu vào của tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh và ngược lại, từ đó đã hình thành các mối liên kết ngành trong sản xuất.

Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra định hướng Xây dựng khu vực ven biển Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước

Ông Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều xác định định hướng, mục tiêu phát triển của 3 tỉnh trên cơ sở phát triển công nghiệp là yếu tố cốt lõi. Đây là những cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng, đồng thời là những định hướng lớn để 3 tỉnh tiếp tục đẩy mạnh liên kết phát triển, tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư và sớm trở thành trung tâm lớn về công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo của vùng và cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn phát biểu tại hội nghị

Chỉ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra các giải pháp: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên, cùng với việc tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển, đưa lĩnh vực công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo của 3 tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh cần hợp tác, liên kết cùng phát triển là xu thế tất yếu, từ đó cùng nhau tạo ra không gian phát triển mới, có tính gắn kết, đặc biệt cho phép các địa phương có thể tối ưu hóa kết quả nhờ vào lợi thế quy mô kinh tế trong điều kiện nguồn lực hạn chế.

Tăng cường sự chủ động, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Trung ương trong việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh... nhằm xác lập, phát huy vai trò, vị trí, thế mạnh của mỗi tỉnh, tạo cơ sở hình thành các liên kết vùng, liên kết ngành giữa 3 địa phương, mà trọng tâm là công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; đem lại động lực mới cho sự phát triển.

Đa dạng hóa phương pháp, hình thức phối hợp xúc tiến đầu tư, tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ, ưu tiên nguồn lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư; tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghiệp lớn, có công nghệ đứng đầu các chuỗi giá trị, sản xuất, các đối tác có công nghệ cao, công nghệ mới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia châu Âu...

Toàn cảnh hội nghị

Về công tác quy hoạch và kết nối hạ tầng, 3 tỉnh cần tăng cường phối hợp nghiên cứu, từng bước triển khai quy hoạch trong các khu kinh tế, khu công nghiệp của mỗi tỉnh đảm bảo sự hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả, đồng bộ về kết cấu hạ tầng để tối ưu hóa nguồn lực và phát huy hiệu quả đầu tư. Trong đó, trước hết phải tập trung ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông trong vùng, hoàn thiện tuyến đường bộ ven biển, tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, mở rộng không gian phát triển. Quan tâm đầu tư, phát triển kết nối hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, khu vực cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Sơn Dương - Vũng Áng và dịch vụ logistic, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của 3 tỉnh và các tỉnh lân cận thông thương hàng hóa và xuất, nhập khẩu. Tiếp tục phối hợp cơ cấu lại ngành công nghiệp, phân bổ không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An và Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh.

Phối hợp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là phối hợp phát triển nguồn lực gắn với định hướng phát triển của 3 tỉnh nói chung và định hướng thu hút đầu tư của từng khu vực, ngành nghề nói riêng, ưu tiên đào tạo chuyên sâu, có chất lượng các ngành, nghề gắn với thế mạnh của từng tỉnh. Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động phối hợp, tạo điều kiện trong việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực của nhau, nhất là nhân lực vào làm việc trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; dành nguồn lực để đầu tư các công trình nhà ở xã hội tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp và đô thị.

Hoàng Minh - Minh Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ