Xây dựng nông thôn mới ở Sơn La: Đổi thay đời sống vùng đồng bào dân tộc
Xây dựng nhiều vùng nông nghiệp sản xuất tập trung
Thời gian qua, mô hình nông thôn mới đã được triển khai bằng cách làm hay, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng.
Sơn La đã hình thành nhiều vùng nông nghiệp sản xuất tập trung |
Đến nay, tỉnh đã hình thành nhiều vùng nông nghiệp sản xuất tập trung, hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả; từng bước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là trong tổ chức, quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm. Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân đã hình thành và được nhân rộng. Huy động, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của ngân sách nhà nước và đóng góp của toàn xã hội, đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể, trực tiếp của người dân trong phát triển nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Năm 2020 toàn tỉnh có 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 49 xã so với năm 2010; 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt được bình quân/xã: 12,55 tiêu chí; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng từ 0% năm 2010 lên 26,1% năm 2020 (Giai đoạn 2004 - 2009 không có Chương trình mục tiêu quốc gia Về xây dựng nông thôn mới); Thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ước thực hiện năm 2021 có 55 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Giai đoạn 2019 – 2020, /chu-de/tinh-son-la.topic triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2020 đã có 83 sản phẩm OCOP (Trong đó: Sản phẩm OCOP đạt 5 sao: 01 sản phẩm; 4 sao: 31; 3 sao: 51). Tiêu biểu như sản phẩm: Cà phê bột nguyên chất, Trà vỏ cà phê; Cá Tép dầu; Chè Trọng Nguyên; Mận sấy gừng, mận sấy mật ong, mận sấy thảo dược; Trà Xanh mây; Hồng giòn sấy dẻo; Ống hút tre Bình Mình; Gạo nếp tan Ngọc Chiến; Ống hút, cốc, dao, thìa dĩa tre Gia Phát; Trà Sencha; Điểm du lịch Pha Đin top; Ngọc trai Queenpearl; Điểm du lịch cộng đồng Ngọc Chiến…
Năm 2020, toàn tỉnh Sơn La có 589 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trên 30% hợp tác xã có ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Đến nay, toàn tỉnh có 655 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó có 9 doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, bằng 75% tổng số doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm khoa học và công nghệ của các tổ chức gồm giống ngô lai; củ giống hoa ly, hoa ly thương phẩm; giống hoa hồng, hoa hồng thương; rượu mận, rượu ngô, mứt mận sấy không hạt; giống cà chua ghép trên gốc cà tím, cà chua và dưa chuột thương phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP….
Những “quả ngọt” ban đầu
Quả ngọt từ chương trình xây dựng Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng cao. Tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo thu nhập cho người dân; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết với doanh nghiệp, mở rộng các ngành sản xuất hàng hóa tập trung; tổ chức sản xuất sản phẩm an toàn hiệu quả; nâng cao hiệu quả kinh tế hộ.
Đến nay, toàn tỉnh có trên 28.300 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Với sự năng động, sáng tạo, nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi còn thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc tham gia sáng lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần tăng cường liên kết, mở rộng quy mô và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, các hộ này còn góp phần tạo việc làm cho hơn 12.000 lao động, giúp đỡ vốn, giống cây trồng vật nuôi và kinh nghiệm sản xuất cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hợp tác xã Ngọc Lan, huyện Mai Sơn, cho biết, hợp tác xã Ngọc Lan đã liên doanh, liên kết lại với nhau thành hợp tác xã. Mấy năm nay vì mình có thương hiệu và trái cây đạt chất lượng tốt nên việc tiêu thụ tương đối thuận lợi. Hợp tác xã còn bao tiêu một số sản phẩm cho bà con xã viên bán được ở thị trường Hà Nội.
Đời sống của người dân khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân toàn tỉnh đạt năm 2021 đạt trên 44 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 18,62%; an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo và dân chủ ở cơ sở được phát huy. Có thể thấy, xây dựng nông thôn mới ở Sơn La được thực hiện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực nông thôn.