Thứ hai 23/12/2024 08:01

Xây dựng Nghị định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự: Bảo đảm tính thống nhất

Bộ Quốc phòng vừa có Tờ trình số 1219/TTr-BQP ngày 3/4/2024 gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự.

Luật Phòng thủ dân sự được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 ngày 20/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Theo đó, Luật Phòng thủ dân sự quy định chi tiết các nội dung: Thông tin về sự cố, thảm họa; cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và lực lượng phòng thủ dân sự; công trình phòng thủ dân sự; ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự; thống kê, đánh giá thiệt hại; huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ; quỹ phòng thủ dân sự và nội dung chi ngân sách cho phòng thủ dân sự; chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong phòng thủ dân sự.

Hình ảnh đẹp của "anh Bộ đội Cụ Hồ" sẵn sàng lên đường không chỉ trong thời chiến mà cả trong đời thường khi Tổ quốc và nhân dân cần.

Về cơ sở chính trị, theo cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo đặt ra mục tiêu đến năm 2025 là “Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản pháp luật liên quan, trong đó chú trọng bổ sung cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chủ trương chính sách trưng thu, trưng dụng, huy động lực lượng, phương tiện, vật chất cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự, đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, nguy hiểm…”.

Về cơ sở thực tiễn, bản chất hoạt động phòng thủ dân sự có nội hàm rộng, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh… Do đó, tại khoản 1 Điều 34 Luật Phòng thủ dân sự năm 2023 quy định: “… Tổ chức lại Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn thành Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia”.

Hiện nay, các quy định về phòng thủ dân sự và về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đang được điều chỉnh tại Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 2/1/2019 và Nghị định 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ. Luật Phòng thủ dân sự năm 2023 quy định nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Do đó, để có cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ, đặc biệt là những vấn đề thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ về hoạt động phòng thủ dân sự, cần thiết phải xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự, thay thế Nghị định số 02/2019/NĐ-CP và Nghị định số 30/2017/NĐ-CP để tránh trùng lặp, chồng chéo trong hệ thống pháp luật khi cùng điều chỉnh về một vấn đề.

Xuất phát từ các cơ sở nêu trên, theo Bộ Quốc phòng, việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự là cần thiết.

Về công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng, dự thảo Nghị định quy định, đây là công trình do Nhà nước đầu tư, quản lý và sử dụng vào mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, gồm: Công trình dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động khi có sự cố, thảm họa; công trình khí tượng thủy văn.

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu, thuyền; hạ tầng phòng cháy, chữa cháy; công trình trú ẩn cho nhân dân trên đảo. Trạm phối hợp tìm kiếm cứu nạn; kho dự trữ quốc gia về phòng thủ dân sự; công trình huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự; đường cứu nạn.

Như vậy, việc xây dựng Nghị định nhằm mục đích quy định các nội dung được Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết tại Luật Phòng thủ dân sự; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật cũng như bảo đảm tính khả thi của Nghị định trong thực tiễn.

Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Tin cùng chuyên mục

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Cận cảnh xe chiến đấu bộ binh do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Điểm danh những mẫu máy bay Boeing tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón