Thứ sáu 08/11/2024 05:27

Xây dựng luật, pháp lệnh: Tập trung vào chất lượng, không chạy theo số lượng

Công tác lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có nhiều đổi mới, không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng... Theo đó, phần lớn các dự án được đưa vào chương trình để trình Quốc hội xem xét, thông qua đã bảo đảm tiến độ, có dự án vượt tiến độ.

Kịp thời đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 21/7, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (sau đây gọi là chương trình) năm 2022, điều chỉnh chương trình năm 2021.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu

Báo cáo tại phiên họp về tình hình thực hiện chương trình thời gian qua, ông Hoàng Thanh Tùng - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: Trong nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã tập trung, nỗ lực thực hiện hoạt động lập pháp và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra.

Thể chế hóa đường lối của Đảng, đặc biệt là văn kiện, nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng với việc triển khai thi hành Hiến pháp, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều luật, bộ luật nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, kịp thời đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Theo ông Hoàng Thanh Tùng: Công tác lập chương trình có nhiều đổi mới, không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng; yêu cầu đối với việc lập đề nghị xây dựng dự án đưa vào chương trình chặt chẽ hơn. Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong việc thẩm tra dự án ngay từ khâu lập đề nghị đưa vào chương trình ngày càng được phát huy.

Công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ, giữa các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn… Nhờ đó, phần lớn các dự án được đưa vào chương trình để trình Quốc hội xem xét, thông qua đã bảo đảm tiến độ, có dự án vượt tiến độ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lập và triển khai chương trình vẫn còn những hạn chế như: Việc điều chỉnh chương trình vẫn còn nhiều, trong đó có không ít dự án được đề nghị bổ sung gần sát kỳ họp Quốc hội, có dự án được đưa vào chương trình nhưng nội dung chưa đạt được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến khác nhau, phải lùi tiến độ trình Quốc hội hoặc đưa ra khỏi chương trình để tiếp tục chuẩn bị...

Vì vậy, đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần tiếp tục đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan mình; có giải pháp cụ thể, thiết thực để phát huy các kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục hạn chế, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Bảo đảm chất lượng, tính khả thi của dự án Luật

Về dự kiến điều chỉnh chương trình năm 2021, trên cơ sở xem xét đề nghị của Chính phủ, ông Hoàng Thanh Tùng cho hay: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ, trình Quốc hội xem xét bổ sung vào Chương trình kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê để cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp.

Hội trường Quốc hội chiều ngày 21/7

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất lùi thời gian trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để Chính phủ có thêm thời gian chuẩn bị, bảo đảm chất lượng, tính khả thi, tính đồng bộ, thống nhất của dự án Luật.

Sau khi điều chỉnh, bổ sung, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 sẽ là: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (tháng 7/2021), thông qua 01 dự thảo nghị quyết; tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021), thông qua 01 dự án luật theo quy trình tại một kỳ họp; cho ý kiến 05 dự án luật khác.

Còn về dự kiến chương trình năm 2022, ông Hoàng Thanh Tùng chia sẻ: Về quan điểm, định hướng lập chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc lập chương trình năm 2022 và các năm tiếp theo cần bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, phải quán triệt một số quan điểm, định hướng cơ bản sau: Ưu tiên đưa vào chương trình các dự án nhằm kịp thời triển khai thực hiện văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Hội nghị Trung ương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; việc đưa các dự án vào chương trình phải tính đến đặc thù hoạt động của Quốc hội, quỹ thời gian, nguồn lực, khối lượng công việc thực hiện tại mỗi kỳ họp Quốc hội và khả năng của các cơ quan có liên quan; không bổ sung dự án vào chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội…

Qua xem xét, đánh giá việc thực hiện chương trình các năm trước, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và điều kiện thực tế chuẩn bị của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về các dự án dự kiến trong Chương trình năm 2022.

Cụ thể, về các dự án luật được đề nghị đưa vào chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), gồm 05 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021) đó là: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Về các dự án luật được đề nghị đưa vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), đối với 04 dự án luật, bao gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Riêng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội, cần nhiều thời gian để nghiên cứu, Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến đưa dự án Luật này vào chương trình trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) theo quy trình tại ba kỳ họp.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị đưa dự án Luật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để gối sang năm 2023 nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

“Để sớm cụ thể hoá, đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là văn kiện, nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống, cần đề cao công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn hệ thống chính trị” - ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Quỳnh Nga - Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất thêm ưu tiên cho phát triển điện khu vực nông thôn, hải đảo

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Thủ tướng: Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình phát triển ACMECS

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Thủ tướng đề xuất cùng xây dựng tiểu vùng Mekong mở rộng đổi mới, sáng tạo

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Bảo đảm nguồn cung, ổn định giá những tháng cuối năm 2024

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La

Công điện của Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng