Thứ hai 28/04/2025 04:15

Xây dựng Khu du lịch sinh thái Bạch Mã phải hạn chế tác động đến hệ sinh thái

Ngày 13/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch sinh thái Bạch Mã (huyện Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), nhằm tham vấn các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các Bộ, ngành liên quan để xây dựng, hình thành Khu du lịch sinh thái Bạch Mã.  
Một góc Bạch Mã nhìn từ trên cao

Vườn quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) được biết đến với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ sinh thái sinh học đa dạng. Tuy nhiên, việc khai thác thế mạnh của Bạch Mã để phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương lâu nay vẫn còn hạn chế. Đầu tư để Bạch Mã trở thành một Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp là một giải pháp phát triển kinh tế, vừa tạo điểm đến cho du khách thưởng thức môi trường cảnh quan tươi đẹp và hùng vĩ, vừa góp phần bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới điển hình của Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Phương- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh từ cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, di tích… Trong đó, vườn quốc gia Bạch Mã có thể được xem là “nàng công chúa ngủ quên”, với nhiều tiềm năng và thế mạnh chưa được đánh thức. Tuy nhiên, Thừa Thiên Huế vẫn xác định không phát triển nóng mà phát triển bền vững trên cơ sở tăng trưởng xanh, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh. “Do vậy, việc “đánh thức Bạch Mã” cũng dựa trên nguyên tắc giữ gìn và phát huy tối đa giá trị về cảnh quan, môi trường, đa dạng sinh học. Chú trọng khai thác theo hướng nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, sử dụng một cách hợp lý các giá trị đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng; Gắn kết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách bền vững thông qua du lịch sinh thái và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái”, ông Phương nhấn mạnh.

Nhiều nhà nghiên cứu, khoa học, chuyên gia tham dự hội nghị

Theo đó, bản quy hoạch Khu xây dựng khu du lịch sinh thái Bạch Mã khoảng 400ha, bao gồm 2 khu. Khu A được thiết kế là khu vực trạm cơ sở và hạ tầng giao thông có diện tích khoảng 97,8 ha, bao gồm 3 phân khu: Tuyến giao thông tiếp cận đến dự án, có điểm đầu tuyến từ ngã ba giao cắt Quốc lộ 1A đến điểm cuối tuyến là trạm cơ sở khu vực Khe Su; trạm cơ sở khu vực Khe Su với diện tích nghiên cứu khoảng 64,1 ha, là nơi đón tiếp khách du lịch và nơi đặt nhà ga cáp treo; tuyến cáp treo du lịch đi từ trạm cơ sở (khu A) lên đỉnh Bạch Mã (khu B) có chiều dài dự kiến 4km với hành lang bảo vệ khoảng 26m.

Khu B chính là khu du lịch sinh thái đỉnh Bạch Mã, phạm vi diện tích nghiên cứu khoảng 290 ha, với các chức năng chính là đón tiếp, hội thảo, triển lãm, dịch vụ thương mại (lưu trú, nghỉ dưỡng, ẩm thực, giải khát...); các không gian hoạt động ngoài trời (phố đi bộ, tuyến thăm quan, tuyến hành hương, lễ hội, tín ngưỡng tâm linh, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên); hành chính, điều hành (nhà điều hành, nhà nhân viên...) và chức năng phụ trợ kỹ thuật (trạm điện, trạm nước, khu tập kết rác thải). Phân khu chức năng khu B bao gồm: khu làng du lịch đỉnh núi, khu làng du lịch di sản, khu làng trung tâm, khu du lịch tâm linh, khu dịch vụ phụ trợ, khu làng du lịch thung lũng thác nước, khu cảnh quan tự nhiên.

Điểm nhấn của Khu xây dựng khu du lịch sinh thái Bạch Mã là hệ thống cáp treo sử dụng công nghệ tuần hoàn đơn, kẹp nhả tự động, bao gồm 2 tuyến: tuyến 1 từ khu vực trạm cơ sở (khu A) lên đỉnh Bạch Mã (khu B); tuyến B đi từ ga đỉnh Bạch Mã (cao 1.395m) đến ga cuối ở khu vực Ngũ Hồ (cao 1.140m).

Tại hội nghị, các nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia đều bày tỏ quan điểm đồng ý với bản quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái Bạch Mã. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến đóng góp về cách thực hiện, triển khai, xây dựng dự án.

Biệt thự cũ ở Bạch Mã

KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tich Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam chia sẻ, hiện nay vấn đề quản lý khu du lịch sinh thái (giữa cơ quan quản lý- nhà đầu tư) trong quá trình hình thành và phát triển chưa có một cơ sở pháp lý rõ ràng. Chính vì vậy, để có cơ sở thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Bạch Mã trên cơ sở phát huy và bảo tồn một cách có hiệu quả, cần đánh giá về tính khả thi, tác động môi trường của dự án. Cùng với đó, phải chọn được mô hình quản lý phù hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương nhằm hạn chế tác động đến hệ sinh thái.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng, việc quy hoạch xây dựng các công trình cáp treo hay khu vui chơi giải trí nhân tạo và mang lại tiếng ồn trong khu sinh thái là điều cần tránh, không phù hợp với nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường cảnh quan. Ngoài ra, các nhà quy hoạch cần cân nhắc đến việc quy hoạch đầu tư phát triển du lịch tâm linh tại vườn quốc gia Bạch Mã.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, quan trọng nhất của Bạch Mã là phải nói rõ mình định hướng kiến trúc theo hướng gì. Ví dụ có thể đây là kiến trúc gắn liền với cảnh quan, gắn liền với các loài cây bản địa, gắn liền với các loài cây ôn đới mà chỉ có ở Bạch Mã này chẳng hạn, phải tạo ra sự khác biệt.

Quy hoạch chi tiết khu nghỉ dưỡng sinh thái ở Bạch Mã

Các đại biểu cũng lưu ý rằng, phát triển Khu du lịch sinh thái Bạch Mã phải đảm bảo hạn chế tác động đến hệ thống cảnh quan, môi trường. Quy hoạch này chỉ có mang tính định hướng chứ không hạn chế sự sáng tạo của nhà đầu tư. Quá trình triển khai phải tập trung tốt cho công tác đánh giá tác động môi trường, cảnh quan, cân nhắc lại việc đầu tư hệ thống cáp treo tại khu vực Khu du lịch sinh thái Bạch Mã.

Phối cảnh tổng thể hệ thống cáp treo trên đỉnh Bạch Mã

Được biết, Bộ Xây dựng đã có văn bản lần 2 về việc góp ý cho đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng Bạch Mã. Trong đó, Bộ Xây dựng cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế cần định hướng kiến trúc sẽ xây dựng, cải tạo trong khu vực cho các công trình xây dựng trên nền biệt thự cũ; các công trình trong Làng Nghệ thuật Di sản, Làng Du lịch trên đỉnh núi cần phải làm rõ, bởi nếu kiến trúc không phù hợp sẽ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

Nguyễn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025

Đà Nẵng: Tri ân nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Cần Thơ: Bảo tồn di tích lịch sử gắn liền với phát triển du lịch

Phú Thọ: Thu hồi giấy tiếp nhận công bố 2 sản phẩm

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Quảng Ninh: Rực rỡ 'Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời'

Thái Bình thông qua chủ trương sắp xếp xã, phường

TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa-trình diễn drone mừng chiến thắng 30/4

Bạc Liêu: Vùng đất anh hùng viết tiếp trang sử mới giữa thời bình

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng Võ Thị Sáu

Đà Nẵng: Hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao

Đà Nẵng thông qua đề án nhập tỉnh với Quảng Nam, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng: Chuyển đổi hơn 19ha rừng trồng làm cụm công nghiệp

Đà Nẵng công nhận FPT và Marvell là đối tác chiến lược vi mạch bán dẫn

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động tri ân nhân dịp lễ 30/4

Báo cáo của Sơn La gửi Đoàn công tác Chính phủ có gì đáng chú ý?

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Quảng Ninh: Tự hào “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online