Chủ nhật 22/12/2024 13:02

Xã miền núi Ngân Thủy (Quảng Bình): Đổi thay nhờ phát triển du lịch

Ngân Thủy là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy- Quảng Bình, đời sống bà con gắn bó với núi rừng quanh năm suốt tháng. Từ khi tận dụng được các thế mạnh về cảnh quan mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này, bà con đã tích cực tham gia sản xuất, bảo tồn nét đặc trưng của văn hóa địa phương, phát triển nhiều loại hình du lịch, từng bước cải thiện đời sống. 

Ngân Thủy là một trong ba xã miền núi với hơn 50% số hộ dân là hộ nghèo, đời sống còn nhiều thiếu thốn. Nơi đây phần lớn đồng bào là dân tộc Vân Kiều sinh sống. Trước đây, mỗi lần nhắc đến Ngân Thủy là nói đến hiểm trở và khó khăn, giao thông đi lại vô cùng bất tiện. Xã có 512 hộ, hơn 2.000 khẩu, định cư tại 6 bản, gồm: Khe Giữa, Cây Sung, Cẩm Ly, Cửa Mẹc, Km14 và Đá Còi. Từ khi được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư tương đối đồng bộ từ trung tâm xã đến các bản.

Khác với trước đây, bà con sống dựa vào rừng và thụ động, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước về lương thực, nay bà con Vân Kiều ở Ngân Thủy đã biết nhận đất trồng rừng, đào ao nuôi cá và đặc biệt là trồng lúa nước. Hiện toàn xã có hơn 100ha lúa hai vụ, năng suất bình quân 40 tạ/ha, giải quyết cơ bản về nhu cầu lương thực cho bà con. Cùng với đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được xây dựng khang trang, bà con đi lại hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng thuận tiện.

Du khách tham gia du lịch trải nghiệm tại các địa điểm còn hoang sơ và hòa hợp với thiên nhiên

Có nhiều khó khăn về đời sống xã hội song Ngân Thủy lại có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên khi nơi đây được ban tặng nhiều hang động kỳ bí, các cánh rừng đại ngàn hoang sơ hùng vĩ, khe suối thác nước trong xanh, bao quanh là nhiều thảo nguyên bao la được nhiều người lựa chọn tìm hiểu và khám phá như: điểm văn hóa bản làng của người dân tộc Vân Kiều, hang Đại tướng, khe Nước lạnh… Tận dụng để phát triển những sản phẩm du lịch, khám phá thiên nhiên và văn hóa cộng đồng của người Vân Kiều tại nơi đây hứa hẹn là thế mạnh để phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Ngân Thủy - cho hay, trong thời gian tới Đảng ủy và UBND xã Ngân Thủy tiếp tục phát triển kinh tế xã hội dựa trên các tiềm năng thế mạnh của địa phương như trồng rừng, chăn nuôi và đặc biệt là du lịch giúp bà con xóa đói, giảm nghèo ổn định đời sống.

Theo ông Trần Xuân Cương - Giám đốc Công ty TNHH Nettin (đơn vị đang khai thác du lịch nơi đây), Ngân Thủy phát triển du lịch cộng đồng, tạo không gian sinh kế cho bà con dân tộc nơi đây là hướng đi được địa phương cực kỳ quan tâm. Hiện tại Công ty TNHH Netin phối hợp cùng với bà con địa phương chủ yếu là người Bru Vân Kiều tại xã Ngân Thủy và Trường Xuân tổ chức các hoạt động tour du lịch khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng bà con Vân Kiều trên địa bàn 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Với việc khai thác du lịch tại Ngân Thủy, chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ những gì tốt nhất cho bà con nơi đây, đặc biệt là lực lượng lao động phục vụ du lịch và các dịch vụ xoay quanh phát triển du lịch khi bà con cùng tham gia hoạt động khuân vác hàng hóa và hỗ trợ các đoàn khách khi hoạt động trong hang cùng với các hướng dẫn viên Netin.

“Hiện tại công ty đang kết hợp với gần 10 người tại bản Khe Sung và Còi Đá hỗ trợ trong các tour của du khách. Ngoài ra công ty cũng sử dụng dịch vụ ăn uống các món ăn của bà con để phục cho các đoàn du lịch, chủ yếu là các hộ gia đình nằm trên địa bàn bản Còi Đá và bản Khe Sung đồng thời thả cá giống nuôi thử nghiệm tại các suối để phục vụ du lịch sau này” - ông Cương cho hay.

Ngân Thủy có nhiều tiềm năng du lịch giúp bà con đồng bào nơi đây có cơ hội phát triển đời sống kinh tế

Đơn vị hiện đang khai thác hiệu quả nhất là hệ thống hang động nằm bên cạnh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Được biết, đây đã từng in dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam nên bà con dân tộc Bru Vân Kiều vẫn gọi thân quen là hang Đại tướng.

Địa điểm này nằm dưới chân một ngọn núi đá vôi, vượt qua cánh đồng trồng mì (sắn), những rặng chuối rừng, cùng những ngôi nhà sàn nhỏ xinh của đồng bào Bru Vân Kiều. Trong hang là cả thế giới về vẻ đẹp của hệ thống măng đá và thạch nhũ còn nguyên sơ như: Nhũ quả na, nhũ vân dạng ống màu trắng nõn, hay bức tượng được liên tưởng với hình tượng Đại tướng, biểu tượng con voi, chùm đèn, giếng nước… và dòng sông ngầm xanh biếc với nhiệt độ khoảng 22oC…

Nhiều nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Bru Vân Kiều được gìn giữ và phát huy

Anh Hồ Văn San sinh năm 1985 - bản Còi Đá - là nhân viên khuân vác hợp đồng với Công ty Nettin vui mừng chia sẻ, trước đây sống bám vào rừng, thu nhập không ổn định, vất vả và nguy hiểm. Từ khi được vận động tham gia làm du lịch, đời sống đã được cải thiện, thu nhập ổn định hơn.

Bà Hồ Thị Hương là người nấu ăn dịch vụ cho khách du lịch khi ghé tại địa phương phấn khởi cho biết, du khách rất thích thú với món ăn và sản vật do chúng tôi chế biến. Chúng tôi luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và mong muốn cả bản sẽ cùng tham gia làm du lịch.

Cuộc sống lao động sản xuất ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng đi lên là điều kiện để bà con dân tộc Bru Vân Kiều bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Một ngày không xa các bản trên địa bàn xã Ngân Thủy sẽ biết tận dụng tiềm năng để phát huy những thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây.

Thành Long

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024

Đà Lạt đẹp lung linh và huyền ảo bởi lễ hội carnaval đường phố "Hoa và Di sản"

Hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2024

Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 có gì đặc sắc?

Có gì hấp dẫn trong lễ hội hoa hướng dương mang phong cách Cowboy lớn nhất năm tại Van Phuc City?

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dự Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Tuần lễ Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới và đặc sắc?

Cát Bà chọn đúng nhà đầu tư tâm huyết phát triển du lịch bền vững

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn: Cơ hội ‘vàng’ quảng bá du lịch Việt Nam

Săn đồ cũ trở thành xu hướng du lịch của người Việt năm 2025