Thứ sáu 29/11/2024 05:07

WB muốn mua thêm 1 triệu tấn carbon của Việt Nam với giá 5 USD/tấn

Ngân hàng Thế giới (WB) đã có công thư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị mua bổ sung 1 triệu tấn carbon với mức giá 5 USD/tấn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ và đề xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư thuộc giai đoạn 2018 - 2019.

WB muốn mua thêm 1 triệu tấn CO2 của Việt Nam với giá 5 USD/tấn

Theo đó, năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng thế giới (WB) với tư cách là bên được ủy thác của Quỹ Đối tác Carbon lâm nghiệp (FCPF) đã cùng ký Thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Theo thoả thuận này, Việt Nam sẽ chuyển nhượng lượng giảm phát thải 10,3 triệu tấn carbon ở vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2018 - 2024 cho FCPF thông qua WB với đơn giá theo thỏa thuận là 5 USD/tấn carbon, tương đương 51,5 triệu USD. Trong đó, khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC).

Ngày 8/8/2023, WB đã thanh toán tiền ERPA đợt 1 là 41,2 triệu USD tương đương 997 tỉ đồng đồng (tương ứng với 80% kết quả giảm phát thải theo thoả thuận đã ký).

Sau khi nhận được số tiền thanh toán đợt 1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt kế hoạch sử dụng nguồn thu, kinh phí điều phối cho các địa phương gần 963 tỉ đồng. Đến nay, 6 tỉnh Bắc Trung bộ đã thực hiện chi trả 168,5 tỉ đồng cho các chủ rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý quản lý rừng tự nhiên. Số tiền còn lại, các tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng lợi trên địa bàn tỉnh trong năm 2024-2025 theo quy định.

Về số tiền 10,3 triệu USD, tương đương hơn 249 tỉ đồng còn lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đang phối hợp với WB thực hiện các thủ tục để tiếp nhận.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon theo ERPA đã ký, lượng giảm phát thải giai đoạn 2018 - 2019 của Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn carbon.

Với lượng giảm phát thải còn dư này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng cho phép tiếp tục chuyển nhượng cho WB 1 triệu tấn carbon với giá 5 USD/tấn carbon, trong đó khoảng 95% kết quả chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC.

Bởi lẽ theo thoả thuận ERPA đã ký kết thì WB có quyền mua bổ sung tối đa 5 triệu tấn carbon với đơn giá 5 USD/tấn. Ngày 6/10/2023, WB đã có công thư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị mua bổ sung 1 triệu tấn carbon còn dư này với mức giá 5 USD/tấn.

Nếu được Thủ tướng đồng ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục chuyển nhượng trước ngày 31/3/2024.

Đối với 4,91 triệu tấn giảm phát thải còn lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết phía WB cho hay sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận với các đối tác tiềm năng để thương mại, trong đó có phương án thí điểm đấu giá kết quả giảm phát thải.

Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ kết nối, giới thiệu các đối tác tiềm năng mua theo phương thức đã thực hiện tại ERPA hoặc thực hiện theo phương án đấu giá thí điểm trên sàn giao dịch quốc tế.

Trường hợp thực hiện phương án thí điểm đấu giá trên sàn giao dịch quốc tế, giao Bộ Tài chính chủ trì, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp xây dựng phương án thí điểm đấu giá báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn chung các Bộ và điạ phương đều đồng thuận việc chuyển nhượng bổ sung cho WB. Chỉ có Bộ Tài chính và một số địa phương đề nghị xem xét về mức giá chuyển nhượng hoặc xem xét phương án chuyển nhượng cho đối tác khác ngoài WB.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấy rằng kết quả giảm phát thải chuyển nhượng cho WB là kết quả tạo ra trong quá khứ (giai đoạn 2018-2019), nên rất khó có thể tìm kiếm các đối tác khác để thực hiện trao đổi, thương mại… Do vậy, việc xây dựng kế hoạch sử dụng đối với lượng giảm phát thải 4,91 triệu tấn carbon còn lại là cần thiết.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Carbon

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

VEAM trao tặng 27 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai ở Thanh Hóa

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 28/11/2024: có gió mạnh sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử