WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập cao

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới vừa công bố, mô hình phát triển dựa vào năng suất – kết hợp đổi mới, sáng tạo với phát triển cân bằng và phân bổ hiệu quả vốn tư nhân và nhà nước, vốn nhân lực và vốn tự nhiên – sẽ là yếu tố then chốt để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

Báo cáo có tựa đề "Việt Nam năng động: Tạo nền tảng cho nền kinh tế thu nhập cao" được công bố đúng vào thời điểm Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025.

Báo cáo đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng có chất lượng cao thông qua các doanh nghiệp năng động hơn, cơ sở hạ tầng hiệu quả, lao động có tay nghề và hướng tới một nền kinh tế xanh hơn.

ye u to then cho t de viet nam dat duoc muc tieu tro thanh nen kinh te co thu nhap cao

Chia sẻ tại cuộc họp báo trực tuyến, diễn ra ngày 27/5, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển, nhưng hiện nay đất nước đang ở một ngã ba đường khi các động lực tăng trưởng truyền thống đang dần suy yếu. Để đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, tăng trưởng năng suất phải là giữ vị trí then chốt trong mô hình phát triển kinh tế thập kỷ tới. Nói cách khác, Việt Nam cần có quyết sách để không chỉ phát triển nhanh hơn mà còn chất lượng hơn.”

Trong khi đó, bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết: Cam kết cải cách kinh tế quyết liệt là một nhân tố quan trọng đưa đến những thành tựu phát triển nổi bật của Việt Nam. Báo cáo cung cấp các khuyến nghị chi tiết về việc làm thế nào để Việt Nam có thể nâng cao năng suất và qua đó cải thiện chất lượng và sự công bằng trong phát triển kinh tế”.

Một số động lực tăng trưởng chính của Việt Nam hiện đang chậm lại. Lợi thế từ dân số vàng đang giảm đi và thương mại toàn cầu cũng đang suy giảm. Ngoài ra Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức ngày một gia tăng khác như ô nhiễm và xu thế tự động hóa. Cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể đẩy nhanh những xu hướng này.

Báo cáo cho rằng, để tiếp tục tăng trưởng trong một môi trường có nhiều biến động như vậy, Việt Nam cần tập trung củng cố các tài sản sản xuất, trong đó ưu tiên khuyến khích cạnh tranh và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và rời thị trường để đảm bảo nguồn lực được đưa đến những công ty sáng tạo và hiệu quả nhất. Điều này chỉ có thể xảy ra trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp được đảm bảo khả năng tiếp cận tài chính, quy định pháp lý minh bạch và được pháp luật bảo vệ.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng. Nhưng hiện nay Chính phủ cần nâng cao hiệu quả và tính bền vững của dịch vụ hạ tầng, đặc biệt trong việc huy động tài chính, vận hành và bảo trì.

Cũng theo Báo cáo này, Việt Nam có thứ hạng cao về giáo dục phổ thông, nhưng một mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất cần nâng cao chất lượng giáo dục đại học và các chương trình đào tạo kỹ thuật và dạy nghề. Theo đó, cần trao nhiều cơ hội hơn nữa cho những người đang đối mặt với các rào cản gia nhập thị trường lao động, trong đó có người dân tộc thiểu số, để thúc đẩy công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số già hoá và lực lượng lao động giảm.

Để phát triển bền vững, cần quản lý hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên không tái tạo như đất, rừng và nước; kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ hơn, đặc biệt ở các trung tâm đô thị lớn; giảm thiểu và thích ứng với các tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng.

“Mặc dù cuộc khủng hoảng Covid-19 là một nhân tố thay đổi cuộc chơi, tôi tin rằng nó sẽ không làm thay đổi các khuyến nghị chính nêu trong báo cáo “Việt Nam Năng động”. Ngược lại, cuộc khủng hoảng đã đẩy nhanh một số xu hướng lớn đã xuất hiện từ trước đại dịch, như sự chậm lại trong quá trình toàn cầu hóa và sự xuất hiện của một nền kinh tế không tiếp xúc. Do đó, tôi tin chắc rằng cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ đóng vai trò thúc đẩy chương trình cải cách phù hợp đã được nêu trong báo cáo” – Ông Ousman Dione nhấn mạnh.

Nguyễn Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc

Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị nhiều giải pháp để Đồng Tháp tăng trưởng hai con số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị nhiều giải pháp để Đồng Tháp tăng trưởng hai con số

Sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn

Sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn

Đội du kích Pác Bó - khởi nguồn của quân đội ta

Đội du kích Pác Bó - khởi nguồn của quân đội ta

Bổ sung dự án Luật Báo chí (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Bổ sung dự án Luật Báo chí (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Thủ tướng đôn đốc gỡ khó, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng đôn đốc gỡ khó, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội

Nhân sự 10/12: Chủ tịch Agribank giữ chức Chủ tịch UBND Quảng Ninh; nhiều tỉnh ủy thực hiện công tác cán bộ

Nhân sự 10/12: Chủ tịch Agribank giữ chức Chủ tịch UBND Quảng Ninh; nhiều tỉnh ủy thực hiện công tác cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hoa Kỳ là đối tác kinh tế và đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hoa Kỳ là đối tác kinh tế và đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình theo tiêu chí

Thủ tướng: Xây dựng sân bay Gia Bình theo tiêu chí '3 nhất', góp phần chống tiêu cực, lãng phí

Phó Thủ tướng: Đề nghị ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc

Phó Thủ tướng: Đề nghị ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc

Phó Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế vượt trội để khuyến khích người còn 2-3 năm công tác sẵn sàng nghỉ

Phó Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế vượt trội để khuyến khích người còn 2-3 năm công tác sẵn sàng nghỉ

Cần quan tâm đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Cần quan tâm đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tháng 2/2025 sẽ họp Quốc hội để xem xét sửa đổi các luật liên quan đến tổ chức tinh gọn bộ máy

Tháng 2/2025 sẽ họp Quốc hội để xem xét sửa đổi các luật liên quan đến tổ chức tinh gọn bộ máy

Toạ đàm: Để đầu tư công tiếp tục ‘sứ mệnh’ là động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội’

Toạ đàm: Để đầu tư công tiếp tục ‘sứ mệnh’ là động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội’

Nhân sự 9/12: Tỉnh Đắk Nông, Quảng Trị, Cần Thơ, Yên Bái, Lạng Sơn thực hiện quy trình công tác cán bộ

Nhân sự 9/12: Tỉnh Đắk Nông, Quảng Trị, Cần Thơ, Yên Bái, Lạng Sơn thực hiện quy trình công tác cán bộ

Thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh

Thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn top 500 thế giới tham gia xây dựng cầu Tứ Liên, sân bay Long Thành

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn top 500 thế giới tham gia xây dựng cầu Tứ Liên, sân bay Long Thành

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức 2 đại học quốc gia để tự chủ mạnh mẽ hơn nữa

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức 2 đại học quốc gia để tự chủ mạnh mẽ hơn nữa

Xem thêm