Thứ hai 23/12/2024 13:22

WB: GDP Việt Nam có thể tăng 2,5 – 3% năm 2020

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10/2020, trong đó nhận định GDP của Việt Nam có thể đạt tăng 2,5-3,0% trong năm 2020 nhưng cũng cảnh báo về rủi ro khu vực tài chính và dư địa chính sách.

Theo đánh giá của WB, tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam trong quý 3 vững chắc hơn nhờ tăng trưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng gấp đôi trong tháng 9 so với tháng 8.

Kinh tế Việt Nam đã phục hồi trong quý 3 với mức tăng trưởng đạt 2,62% so với cùng kỳ năm trước

Kinh tế Việt Nam đã phục hồi trong quý 3 với mức tăng trưởng đạt 2,62% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức tăng trưởng 0,39% của quý 2 bất chấp dịch Covid-19 tái bùng phát ở Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận. Tính chung 9 tháng năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%.

"Con số này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng đạt 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu" - báo cáo chỉ rõ.

Cũng trong 9 tháng đầu năm, thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 16,8 tỷ USD, một phần nhờ mức thặng dư 2,8 tỷ USD trong tháng 9. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 8% so với cùng kỳ tháng trước, trong khi hàng nhập khẩu tăng 10,7% so với tháng 8.

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dòng vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 9 đã tăng trở lại mức tháng 4 và tháng 5, tăng gần gấp đôi so với tháng 8. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng số vốn FDI cam kết giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, WB nhận định đây vẫn là kết quả rất tích cực trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán giảm từ 30-40% theo dự báo mới nhất của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, WB cũng cảnh báo Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc giảm thiểu rủi ro mà lĩnh vực tài chính công và khu vực tài chính đang phải đối mặt, do những bất ổn trong bối cảnh trong nước và quốc tế. Tín dụng của nền kinh tế tiếp tục tăng khiêm tốn gây áp lực ngày càng lớn lên những ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với lợi nhuận giảm dần.

Bên cạnh đó, dư địa tài khóa của Việt Nam đang dần bị thu hẹp do nguồn thu giảm và chi ngân sách vượt dự kiến ban đầu, trong khi Chính phủ tiếp tục vay từ thị trường trong nước với lãi suất thấp (trung bình 2,6%) và kỳ hạn dài (15-30 năm).

Trước đó vài ngày, trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo GDP của Việt Nam tăng 1,6% trong năm 2020. Đây là mức tăng trưởng cao thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar (2%).

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Không giới hạn số lần cơ cấu lại nợ cho khách hàng ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Tân Tổng Giám đốc 8X của PGBank là ai?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất trong năm 2025?

Ngân hàng Techcombank tham gia vào kỷ nguyên đầu tư mới

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Techcombank lập 'hat-trick' giải thưởng quốc tế với giải pháp quản trị nguồn vốn C-Cash

Đã có bao nhiêu ngân hàng công bố khung trái phiếu xanh?

Techcombank đồng hành cùng Bloomberg Business Week Vietnam tổ chức 'Vietnam Investment Summit 2024'

Ba ngân hàng quốc doanh chuẩn bị chi trả cổ tức ‘khủng’

Hơn 3.000 điểm bán của Thế Giới Di Động trở thành đại lý thanh toán của VPBank

Lượng tiền gửi vào ngân hàng tiếp tục đạt kỷ lục mới