Thứ ba 26/11/2024 22:03

Vượt 120 tỷ USD, thương mại Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục khởi sắc

Sau 9 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và thị trường nhập khẩu lớn nhất.

Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta với kim ngạch ước đạt 42,2 tỷ USD, tăng 2,1%. Đây là thị trường xuất khẩu duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương (tăng 2,1%), trong khi các thị trường lớn khác đều giảm.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 79 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc những tháng đầu năm (Ảnh minh họa)

Như vậy, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã chính thức vượt mốc 120 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm.

Để đạt được kết quả này, thời gian qua, Bộ Công Thương và các địa phương đã thực hiện tốt các giải pháp để tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới. Nhìn chung, hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Đơn cử, với mặt hàng sầu riêng, để tạo thuận lợi tối đa cho loại trái cây này xuất khẩu sang Trung Quốc, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai đã ưu tiên luồng xanh, hỗ trợ tối đa về thủ tục. Nếu như trước kia, một xe trái cây phải hoàn thiện từ 4-5 giấy tờ liên quan đến kiểm dịch thực vật thì giờ đây rút xuống với 1 loại giấy tờ duy nhất. Nhờ các giải pháp tạo thuận lợi của đơn vị và các lực lượng chức năng ở cửa khẩu, thời gian thông quan với sầu riêng và các mặt hàng nông sản xuất khẩu chỉ hết khoảng 5 phút/lô hàng.

Vì vậy, dù là mặt hàng mới làm thủ tục tại đây được 1 năm nhưng sầu riêng đã vươn lên trở thành nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Đặc biệt Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trên tinh thần nhận thức chung đạt được tại các buổi hội kiến và hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm song phương quan trọng với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào.

Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị đồng chí Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc tích cực thúc đẩy mở rộng quy mô thương mại song phương, hợp tác kinh tế thương mại với các địa phương của Trung Quốc để hỗ trợ đưa hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa nước này.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị thúc đẩy nâng cao hiệu suất thông quan tại cửa khẩu, thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam - Trung Quốc) trong năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam quá cảnh đường sắt Trung Quốc đi các nước thứ ba.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa Việt-Trung, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng hai bên cần xây dựng kế hoạch hành động để triển khai bản ghi nhớ, xây dựng mạng lưới hậu cần kết nối chuỗi cung ứng giữa hai nước từ vùng nguyên liệu, các khu công nghiệp các nhà máy sản xuất hai nước đến các cảng/cửa khẩu và trung tâm phân phối tại những địa phương của hai nước.

Bộ Công Thương cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường vì hiện nay Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm nhập khẩu rất cao. Đồng thời, nỗ lực hợp tác với các chuỗi phân phối lớn của Trung Quốc để đưa hàng hóa vào sâu trong nội địa.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch