Thứ tư 13/11/2024 02:47

Vườn quốc gia Bái Tử Long đón nhận danh hiệu Vườn di sản ASEAN

Sáng 19/5, tại TP. Hạ Long, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5); Ngày Chim di cư thế giới (10/5) và lễ trao danh hiệu Vườn di sản ASEAN cho Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Tại buổi lễ, Bộ TN&MT đã trao chứng chỉ cho UBND tỉnh Quảng Ninh, công nhận Vườn quốc gia Bái Tử Long là Vườn di sản ASEAN.

Vườn quốc gia Bái Tử Long vinh dự được nhận danh hiệu Vườn di sản ASEAN

Phát biểu khai mạc và chào mừng Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học và Ngày Chim di cư thế giới, ông Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ TN&MT, nhấn mạnh: Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều hành động để đẩy mạnh công tác bảo tồn. Đã có 43 tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động về đa dạng sinh học; 16 tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh. Nhiều khu bảo tồn có ý nghĩa được công nhận, Việt Nam có 8 khu Ramar, 9 khu Dự trữ sinh quyển thế giới, 2 khu di sản thế giới, 5 khu Vườn di sản ASEAN, 63 vùng chim quan trọng được Tổ chức Bảo tồn chim thế giới công bố trên toàn cầu.

Đồng chí Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại lễ kỷ niệm

Vườn quốc gia Bái Tử Long được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập từ năm 2011, với vai trò quản lý, bảo vệ tài nguyên, cảnh quan, môi trường nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học.

Vườn quốc gia Bái Tử Long có đầy đủ giá trị đặc sắc và trở thành Vườn di sản ASEAN bởi hội tụ đầy đủ 6 tiêu chí để bình chọn là: Tính toàn vẹn sinh thái, tính đại diện, tính tự nhiên, tính bảo tồn cao, kế hoạch quản lý bảo tồn, tính pháp lý.

Chương trình Vườn di sản ASEAN là một trong những sáng kiến của Nhóm công tác ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và được triển khai thực hiện từ năm 2002. Vườn quốc gia Bái Tử Long trở thành Vườn quốc gia thứ 6 của Việt Nam và thứ 38 của ASEAN. Trước đó, Việt Nam đã có 5 Vườn quốc gia được công nhận là Vườn di sản ASEAN: Ba Bể, Hoàng Liên, Kon Ka Kinh, Chư Mom Ray và U Minh Thượng.

Chương trình hội thảo về đa dạng sinh học và du lịch bền vững

Nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học, Thứ trưởng đề nghị cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ, các doanh nghiệp cùng nâng cao nhận thức, tầm quan trọng, giá trị, vai trò của đa dạng sinh học, bảo tồn đa dạng và du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế-xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức phát động các phong trào bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên…

Quảng Ninh được biết đến là tỉnh có đa dạng sinh học cao và phong phú, giàu về thành phần loài, các thứ bậc phân loại. Số loài sinh vật được biết hiện nay là 4.350 loài, 2.236 chi, 721 họ thuộc 19 ngành của 3 giới động vật, nấm và thực vật. Trong số đó có 182 loài được ghi nhận là đặc hữu thuộc các bậc khác nhau. Tuy nhiên, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị suy thoái, thu hẹp, bị hủy hoại do hoạt động kinh tế của con người; các bộ phân đa dạng sinh học đang bị đe dọa do khai thác quá mức.

Nhiều loài hổ, gấu, ngựa… đã không còn được phát hiện ở Quảng Ninh; nhiều rạn san hô đã bị suy giảm một cách nghiêm trọng khó có thể hồi phục. Toàn tỉnh có 154/4.350 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 56 loài và 128 loài trong Danh mục đỏ.

Cũng tại lễ kỷ niệm, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và các đoàn thể quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong đó chú trọng vai trò trách nhiệm của các ngành, cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể trong việc cụ thể hóa những mục tiêu nhiệm vụ để bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học góp phần phát triển bền vững. Đặc biệt, các cấp, ngành, địa phương cần quan tâm, cố gắng hơn nữa để bảo tồn, phát huy giá trị của Vườn quốc gia Bái Tử Long.

Đức Long

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Đề xuất chiến lược mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan vịnh Bái Tử Long

Hà Giang công bố tân Trưởng ban, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Cà Mau: Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Đẩy nhanh công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho dân

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau

Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa phơi nhiễm ma túy cho cán bộ

Cà Mau: Tìm giải pháp phát triển kinh tế biển

Lào Cai: Hỗ trợ triển khai chữ ký số cho người dân trên địa bàn

Quảng Ninh: Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai các dự án du lịch mới tại Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Nâng cao trải nghiệm cho du khách tại vịnh Hạ Long

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển thương hiệu nông sản địa phương

Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 sẽ tổ chức tại Quảng Ninh

Bắc Ninh có cán mốc tăng trưởng kinh tế 5-6% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Sập cầu Lũng Cáng, Hà Giang: Người dân mong cầu sớm thi công trở lại

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch