Thứ tư 27/11/2024 00:54

Vùng kiệu Khánh Hòa tất bật thu hoạch bán Tết

Người trồng kiệu ở Khánh Hòa hối hả thu hoạch, sơ chế, đóng bao giao cho thương lái; thu nhập năm nay giảm hơn 30% vì giá rớt do ảnh hưởng của thời tiết.

Trên những cánh đồng trồng kiệu ở huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), không khí Tết đã đến rất gần. Bà con nông dân thu hoạch kiệu từ mờ sáng, đưa ra đoạn suối, mương nước rửa sạch để giao cho thương lái.

Tuy nhiên, giá kiệu năm nay giảm hơn 10.000 đồng/kg, dao động từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm ngoái tới 37.000 đồng/kg. Đây là vụ kiệu được trồng từ giữa năm và là vụ kiệu duy nhất trong năm, bà con mong "được giá", nhưng Tết nay kém vui.

Củ kiệu sau khi thu hoạch được tập kết để rửa sạch.

Bà Nguyễn Thị Phương - một nông dân tại xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm - cho biết với mỗi sào trồng củ kiệu, gia đình bà đầu tư hết 18 triệu đồng, trừ đi các chi phí thì thu lợi được 1-2 triệu đồng/sào. "Giá kiệu chỉ bằng nửa năm trước, do mưa nắng thất thường nên sản lượng giảm sút, củ kiệu cũng không phát triển được to và đều như mong đợi", bà Phương giải thích.

Theo các nông dân trồng kiệu, củ kiệu địa phương nổi tiếng trong và ngoài tỉnh, được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành khác như: Ninh Thuận, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây... "Kiệu nơi đây nổi tiếng thơm ngon, khi muối củ kiệu trắng, giòn và rất ngon nên được thị trường ưa chuộng. Cũng do vùng đất này là cát pha, rất thích hợp trồng kiệu", ông Võ Văn Thái (một nông dân tại xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm) cho hay.

Để củ kiệu đến tay thương lái, người nông dân thức dậy từ 2, 3 giờ sáng, đeo đèn pin để nhổ kiệu. Sau đó rửa sạch, đóng thành từng bao tải lớn để thương lái đến bốc đi, toàn bộ công đoạn kéo dài đến gần trưa mới xong. "Dù giá giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ của thương lái vẫn khá cao. Bà con chúng tôi cố bám lấy nghề để có tiền lo Tết, cũng để giữa thương hiệu củ kiệu Cam Lâm", chị Phan Thị Thảo - một nông dân tại xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm - bày tỏ.

Hiện các chủ vườn đều đang tìm kiếm nhân công thu hoạch kiệu, mỗi ngày công từ 200.000 - 300.000 đồng. "Gia đình trồng gần 7 sào kiệu phục vụ Tết, nhu cầu nhân công cũng lớn, dù giá không cao những lấy công làm lời, không lỗ là may rồi, cứ có thu hoạch là có Tết", chị Thảo cười.

Cả đoạn mương dài được người dân huyện Cam Lâm tận dụng rửa hàng tấn củ kiệu trước khi chuyển đi các tỉnh để bán Tết.
Củ kiệu được nông dân sơ chế sạch rồi phơi ráo nước. Công đoạn xử lý khá nhọc nhằn, yêu cầu sức khỏe cao, nông dân lựa chọn từng củ kiệu, cắt tỉa nhẹ nhàng để không bị hỏng hoặc dập nát.
Ông Võ Văn Thái (xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm) tươi cười nói về vụ kiệu Tết, dù dậy sớm vất vả, giá kiệu chưa cao như mong đợi nhưng mỗi ngày bình quân kiếm được vài trăm nghìn đồng.
Trồng kiệu vừa tạo thu nhập cho người trồng và còn tạo việc làm cho không ít lao động địa phương, mang niềm vui cho mọi người khi Xuân về.
Toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 100 ha trồng kiệu Tết, trong đó huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh đã có tới 90 ha. Đây là hai vùng trồng kiệu nổi tiếng của tỉnh, ở huyện Cam Lâm tập trung ở các xã Cam An, Cam Hiệp Nam, Cam Hải Đông và thị trấn Cam Đức, TP. Cam Ranh tập trung ở xã Cam Thành Nam và phường Cam Nghĩa.
Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới