Thứ bảy 19/04/2025 01:35

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: 8 đối tượng bị khởi tố là ai?

Bộ Công an khởi tố 8 bị can liên quan vụ sản xuất, buôn bán thực phẩm giả và vi phạm kế toán nghiêm trọng tại hai công ty Rance Pharma, Hacofood.

Sáng 13/4, Bộ Công an đã có thông tin chính thức về vụ triệt phá đường dây sữa giả lớn nhất từ trước tới nay xảy ra tại TP. Hà Nội và các tỉnh, thành.

Theo Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 21/VPCQCSĐT ngày 10/4/2025.

Trong vụ án triệt phá đường dây sữa giả lớn nhất từ trước tới nay, Bộ Công an đã thu giữ gần 30.000 hộp sữa giả (Ảnh: Báo Công an nhân dân).

Đến này, cơ quan công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam thời hạn 4 tháng đối với:

Hoàng Mạnh Hà (SN 1979, cổ đông góp vốn, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Rance Pharma từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2024). Hà còn được xác định là cổ đông góp vốn Công ty Hacofood.

Vũ Mạnh Cường (SN 1979, cổ đông góp vốn, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Hacofood từ tháng 4/2022 đến tháng 10/2024); cổ đông góp vốn Công ty Rance Pharma.

Đặng Trung Kiên (SN 1988, cổ đông góp vốn, Phó Giám đốc Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood).

Các đối tượng trên cùng bị khởi tố về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 Điều 193, Khoản 3 Điều 221 BLHS.

Hồ Sỹ Ý (SN 1988, cổ đông góp vốn Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood, điều hành nhà máy sản xuất); Nguyễn Thành Luân (SN 1987, cổ đông góp vốn Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood, Giám đốc người đại diện theo pháp luật của Công ty Rance Pharma từ tháng 8/2024; Nguyễn Văn Tú (SN 1981) - cổ đông góp vốn Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Hacofood từ tháng 10/2024) bị khởi tố về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" quy định tại khoản 3 Điều 193 BLHS.

Nguyễn Thu Thủy (SN 1970, Kế toán trưởng Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood) bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 Điều 221 BLHS.

Nguyễn Thị Mai Hương, nhân viên kế toán quản lý công nợ kiêm thủ quỹ Công ty Rance Pharma, Công ty Hacofood, bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 Điều 221 BLHS, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành các quyết định, lệnh tố tụng theo quy định pháp luật.

Quá trình điều tra, tổ chức khám xét 19 địa điểm là nhà máy sản xuất, văn phòng làm việc của các đối tượng, cơ quan công an đã thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột khác nhau với số lượng 26.740 lon/90 lô sản xuất và nhiều tài liệu, đồ vật phục vụ công tác điều tra.

Cơ quan điều tra bước đầu xác định từ năm 2021 đến nay, Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood còn để ngoài số sách kế toán kê khai nộp thuế doanh thu thực tế, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 28 tỷ đồng.

Trước đó, Báo Công Thương đưa tin, Bộ Công an đã triệt phá đường dây làm sữa giả cực lớn tại TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.

Kết quả điều tra bước đầu xác định: Từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất kinh doanh sữa bột.

Tài liệu điều tra xác định, đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai. Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.

Các sản phẩm mà đường dây này công bố được chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã thực hiện việc bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.

Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.

Hiện cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Bảo An
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công an

Tin cùng chuyên mục

Nợ hơn 20 tỷ đồng, Công ty Hoàng Nhâm tại Lai Châu bị cưỡng chế thuế

Công ty Cổ phần IBS tại Long An bị cưỡng chế thuế

Phát hiện 2 doanh nghiệp sử dụng bằng giả để đấu thầu tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty Thanh Hoa tại Tuyên Quang

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Thạch Anh tại Đắk Lắk

Phú Thọ: Bắt khẩn đối tượng 'làm khống' chứng nhận hợp quy

Cưỡng chế thuế Công ty Giấc Mơ Tây Bắc tại Lai Châu

Thanh Hóa: Phạt nặng doanh nghiệp sản xuất hơn 67 tấn phân bón giả

Quảng Ninh: Thượng úy Nguyễn Đăng Khải anh dũng hy sinh khi truy bắt đối tượng ma túy

Đắk Nông: Cưỡng chế thuế Công ty Highland và Công ty Hưng Thịnh

Thanh Hóa: Chủ mỏ đất 'xẻ thịt' đồi Cánh Chim 'đút túi' hơn 13 tỷ

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng Phú Tuấn

Quảng Trị: Công ty HT Minh Nhật bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bắt nhóm giang hồ bảo kê chợ Bình Tây, thủ đoạn như Khánh 'trắng'

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức ôn thi IELTS

Đồng Nai: Công ty hóa chất Dong Lim Vina Chemical bị phạt nặng

Những loại thuốc nào bị làm giả tại 'ổ' thuốc giả 200 tỷ vừa bị triệt phá?

Sau ‘lò’ sữa giả 500 tỷ, công an phá ‘ổ’ thuốc giả 200 tỷ, chủ yếu chữa xương khớp

Cưỡng chế thuế Công ty Ánh Dương tại Tiền Giang

Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp sắp di dời khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1