Thứ ba 26/11/2024 19:18

Vụ án Trương Mỹ Lan: Trước thời điểm khởi tố, Ngân hàng SCB có bao nhiêu tiền?

Liên quan đến vụ án bà Trương Mỹ Lan, Ngân hàng SCB có bao nhiêu tiền trước thời điểm khởi tố vụ án “Vi phạm Quy định về hoạt động ngân hàng” ngày 17/10/2022.

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và một số đơn vị, tổ chức có liên quan.

Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), trước ngày khởi tố vụ án “Vi phạm Quy định về hoạt động ngân hàng” ngày 17/10/2022 trên hệ thống sổ sách kế toán của Ngân hàng SCB thể hiện: Tổng số tiền huy động của người dân và vay của các cơ quan tổ chức khác tại thời điểm ngày 17/10/2022 (ngày khởi tố vụ án Vi phạm Quy định về hoạt động ngân hàng) là 673.586 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm: 511 tỷ đồng tiền của khách hàng; 76,845 tỷ đồng tiền phát hành giấy tờ có giá; 66.030 tỷ đồng vay Ngân hàng Nhà nước; 12.693 tỷ đồng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và 6.756 tỷ đồng tiền vay các tổ chức tín dụng khác.

Tính đến thời điểm ngày 17/10/2022, vốn chủ sở hữu của SCB được ghi nhận trên sổ sách là 21.036 tỷ đồng (bao gồn vốn của Ngân hàng SCB, các Quỹ trích lập quy định, chệnh lệch tỷ giá và lợi nhuận chưa phân phối).

Tổng nguồn vốn của Ngân hàng SCB theo sổ sách kế toán tại ngày 17/10/2022 là 713.420 tỷ đồng.

Số tiền huy động, vốn chủ sở hữu nói trên tồn tại dưới các hình thức: Về tài sản vật chất hiện hữu 45.188 tỷ đồng. Trong đó bao gồm: Tồn quỹ tiền mặt 8.586 tỷ đồng; tiền gửi Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác: 20.759 tỷ đồng; đầu tư vào công ty con và các khoản đầu tư dài hạn khác 1.113 tỷ đồng; tài sản cố định 5.328 tỷ đồng; mua chứng khoán Chính phủ, chứng khoán chính quyền địa phương 9.202 tỷ đồng; mua chứng khoán nợ, chứng khoán vốn do tổ chức tín dụng trong nước phát hành 218 tỷ đồng.)

Các khoản phải thu khách hàng liên quan đến tín dụng, gồm các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo (thấu chi, thẻ tín dụng) hoặc cho vay dược đảm bảo bởi tài sản cầm cố, thế chấp tại Ngân hàng SCB là 556.359 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng đã trừ các khoản vay đã sử dụng dự phòng để xử lý là 390.316 tỷ đồng; mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành là 58.679 tỷ đồng; số tiền Bán nợ trả chậm chưa thu được là 69.576 tỷ đồng; bán trái phiếu trả chậm 1.022 tỷ đồng; nhận tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ là 32.832 tỷ đồng; các khoản phải thu UPAS L/C là 3.901 tỷ đồng; bán tài sản trả chậm 33 tỷ đồng.

Các khoản phải thu liên quan khác, gồm khoản nợ lãi, phí phải thu từ khách hàng; các công cụ tài chính phát sinh và các tài sản chính; số tiền chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi hai ngày 7-8/10/2022; các khoản phải thu và tài sản khác là 135.173 tỷ đồng.

Các khoản dự phòng rủi ro, hao mòn tài sản cố định là 23.300 tỷ đồng. Đây là các khoản quỹ đã được trích lập, ghi nhận nhằm sẵn sàng bì đắp tổn thất cho những khoản nợ khó đòi, tích luỹ vốn tái đầu tư cho tài sản cố định (làm giảm giá trị trên sổ sách của các khoản phải thu liên quan đến tín dụng có thể ảnh hưởng khi tổn thất và tài sản hiện hữu) theo hưỡng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, tổng nguồn vốn của Ngân hàng SCB theo sổ sách kế toán tại ngày 17/10/2022 là 713.420 tỷ đồng (bao gồm số huy động, vốn chủ sở hữu và nghĩa vụ Ngân hàng SCB phải trả nhưng chưa chi trả các khoản lãi, phí phải trả; các khoản phải trả và công nợ khác 18.798 tỷ đồng).

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố vụ án. Ngày 8/10/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định về việc kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng SCB. Sau khi thuê công ty kiểm toán độc lập, đến ngày 31/5/2023, Công ty KPMC Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã có báo cáo. Kết quả, Ngân hàng SCB âm vốn chủ sở hữu 443.769 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 464.547 tỷ đồng.

Để thực hiện báo cáo rà soát cho mục đích đặc biệt khi tổ chức tín dụng nằm vào diện kiểm soát đặc biệt. Ngày 03/01/2023, Ngân hàng SCB đã ký hợp đồng thuê Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân thực hiện định giá tài sản Ngân hàng SCB thời điểm ngày 30/09/2022. Kết quả, xác định giá trị các tài sản của Ngân hàng SCB là 295.940 tỷ đồng. Trong đó, tài sản cố định của SCB là 5.946 tỷ đồng, tài sản bảo đảm cho các khoản vay còn dư nợ (bao gồm các khoản vay đã bán nợ cho VAMC, bán trả nợ chậm, cấn trừ nợ, bán tài sản trả chậm) là 289.994 tỷ đồng.

Phúc Hà
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng SCB

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn