Thứ tư 27/11/2024 17:53

VN-Index mất tiếp hơn 15 điểm, thị trường chìm sâu trong sắc đỏ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/9, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.137,96, giảm mạnh 15,24 (-1,32%), thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức ổn định.

Sau khi giảm mạnh hai phiên liên tiếp, tưởng chừng như thị trường sẽ có nhịp hồi kĩ thuật trong ngày hôm nay nhưng mọi thứ đã bị phá hỏng ở cuối phiên khi áp lực bán vẫn đang là quá lớn.

Mặc dù đã có sự phục hồi nhất định ở cổ phiếu ngành chứng khoán nhưng cổ phiếu ngành bất động sản vẫn diễn biến hết sức bi đát trong phiên 26/9. Nếu tính từ đỉnh 1.245 điểm thiết lập hôm 12/9, VN-Index đã rơi tới hơn 100 điểm.

Nếu tính từ đỉnh 1.245 điểm thiết lập hôm 12/9, VN-Index đã rơi tới hơn 100 điểm. Ảnh minh họa

Đầu phiên thị trường vẫn mở cửa trong sắc đỏ do sự ảnh hưởng từ phiên trước đó. Sau đó đã xuất hiện những tín hiệu hồi phục nhất định. Thậm chí có thời điểm VN-Index còn đạt được mức tăng khoảng 10 điểm. Tuy nhiên điều này cũng chỉ diễn ra trong thoáng chốc và không duy trì được quá lâu. Áp lực bán đã nhanh chóng quay trở lại ở cuối phiên và khiến cho điểm số của thị trường tụt giảm mạnh.

Sắc đỏ vẫn tỏ ra vượt trội hơn hẳn trong ngày hôm nay khi có đến 317 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm đã có sự cải thiện với 180, còn lại là 62 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Ở nhóm ngân hàng, VCB giảm 2,58%, BID giảm 1,66%, TCB giảm 1,22%, SHB giảm 1,82%, TPB giảm 1,67%, LPB giảm 2,94%, EIB giảm 4,11% nhưng CTG lại tăng 1,68%, VPB tăng 0,25%, MBB tăng 0,83%, SSB tăng 0,77%, VIB tăng 1,05%. Có thể thấy ở nhóm này, sắc đỏ vẫn lấn át sắc xanh.

Với cổ phiếu ngành chứng khoán, sau phiên "lau sàn" trước đó, nhiều mã đã có sự phục hồi nhất định như SSI tăng 1,81%, HCM tăng 1,18%, FTS tăng 0,53%, BSI tăng 0,41%, ORS tăng 0,28%, TVS tăng 0,43%. Tuy vậy, ở chiều ngược lại, VIX giảm 5,14%, VDS giảm 3,47%, AGR giảm 3,28%, APG giảm kịch sàn.

Nhóm cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất trong phiên hôm nay vẫn tiếp tục là bất động sản. Ngoài các cổ phiếu nhà Vingroup thì rất nhiều cổ phiếu khác trong nhóm cũng đồng loạt giảm mạnh. Một số cái tên đáng chú ý có thể kể đến như NVL (-6,48%), DXG (-6,48%) hay PDR (-3,73%). Duy chỉ có DIG (+2,73%) là may mắn lấy lại được sắc xanh.

Bên cạnh bất động sản thì đầu tư công cũng là nhóm có mức giảm lớn trong ngày hôm nay. Nổi bật nhất trong số đó là LCG (-6,92%) và FCN (-6,86%) khi hai cổ phiếu này tiếp tục phải đóng cửa với mức giá sàn. Theo sau đó còn có một vài cái tên đáng chú ý khác như BCG (-6,22%), VCG (-2,75%) hay HHV (-2,58%).

Nhóm sản xuất phân hoá cực mạnh. Trong khi HPG tăng 0,77%, MSN tăng 3,84%, DPM tăng 0,14%, DHG tăng 0,17%, BMP tăng 0,24%, HT1 tăng 1,5% thì GVR, GEX, ANV, IDI, GIL đồng loạt giảm kịch biên độ.

Ở chiều hướng tăng điểm, vẫn không có nhóm cổ phiếu nào thực sự đáng chú ý khi áp lực bán vẫn là quá mạnh. Sắc xanh trong phiên hôm nay chủ yếu đến từ một vài cổ phiếu riêng lẻ, tuy vậy mức tăng cũng không quá đáng kể.

Khối ngoại tiếp tục tham gia mua ròng với giá trị lên đến hơn 600 tỷ đồng. Trong đó, HPG (+157,23 tỷ) và SSI (+133,97 tỷ) là hai cổ phiếu được mua ròng tích cực nhất toàn thị trường. Theo sau đó còn có một vài cái tên đáng chú ý khác như DGC (+76,46 tỷ) hay VCB (+29,81 tỷ). Ở chiều hướng bán ròng, quỹ ETF Ssiam Vnfin Lead (-118,14 tỷ) là cái tên duy nhất đáng kể trong phiên hôm nay.

Khối tự doanh tiếp tục mua ròng tích với giá trị tăng lên mức gần 500 tỷ đồng. Trong đó, HPG (+69,70 tỷ) là cổ phiếu được mua ròng mạnh mẽ hơn cả. Theo sau đó còn có những cổ phiếu khác như MBB (+61,49 tỷ), MWG (+52,48 tỷ) hay VPB(+51,86 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, GEX (-81,46 tỷ) là cổ phiếu duy nhất bị bán ra đáng chú ý trong ngày hôm nay.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

Ngân hàng Quân đội trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu