Vĩnh Phúc: Đầu tư phát triển, hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm

Tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đầu tư phát triển, hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm, thực hiện phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại.
Vĩnh Phúc: Thành quả và định hướng trong xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc: 5 tháng giải quyết việc làm cho gần 6.000 người lao động

Nhằm thực hiện Kế hoạch số 60 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội, tỉnh Vĩnh Phúc đặt quyết tâm phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Vĩnh Phúc: Đầu tư phát triển, hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm
Vĩnh Phúc sẽ thúc đẩy đầu tư phát triển, hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm. Ảnh Trà Hương

Theo đó, đến năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đạt tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 15%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân hằng năm đạt 11%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.

Địa phương này cũng đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 2%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 2,5%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn dưới 1,5%, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.

Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi; 37% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu các nhóm nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. Trong đó nhóm giải pháp phục hồi và ổn định thị trường lao động. Sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và hạn chế, Vĩnh Phúc thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, để kịp thời kết nối, cung ứng lao động nắm bắt nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án hoặc đang nghiên cứu đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc.

Đặc biệt, Vĩnh Phúc sẽ thúc đẩy đầu tư phát triển, hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, đóng vai trò chủ đạo đầu mối thông tin thị trường lao động, điều phối, hỗ trợ và quản trị thị trường lao động trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nâng quy mô, tần suất tổ chức sàn giao dịch việc làm, các phiên giao dịch việc làm, tạo thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin, tìm kiếm cơ hội việc làm. Phát triển các hình thức giao dịch việc làm theo hướng hiện đại, trên nền tảng công nghệ số; thu hút lao động tại chỗ, đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng lao động đang làm việc thích ứng với những biến động bất thường.

Vĩnh Phúc cũng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên; tăng cường công tác đào tạo nghề hiệu quả sau phân luồng, nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh hướng nghiệp trước, trong và sau đào tạo nghề nghiệp; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học và các hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp, tự tạo việc làm; xây dựng không gian khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp giáo dục nghề nghiệp.

Cùng với đó, tỉnh thực hiện đầu tư phát triển hệ thống kết nối cung - cầu lao động, công tác dự báo cung - cầu lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động, với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.

Đối với giải pháp truyền thông, địa phương này sẽ thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, nhất là người đứng đầu các sở, ban, ngành và các địa phương về vai trò, tầm quan trọng phát triển thị trường lao động; chủ động có giải pháp hiệu quả để đảm bảo và phát triển thị trường lao động bền vững. Các cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan báo chí, các trang thông tin điện tử, đài phát thanh - truyền hình, truyền thông trên mạng xã hội, kết hợp nhiều hình thức tin bài, chuyên đề trên truyền hình, trực tuyến,… để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thị trường lao động; đảm bảo ổn định và phát triển thị trường lao động.

Hiện, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực theo chỉ đạo của UBND tỉnh; đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mới hiệu quả, khả thi, bảo đảm phát triển thị trường lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ngoài ra, quy hoạch, bố trí, huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, mở rộng, đầu tư các khu, cụm công nghiệp, mở rộng làng nghề, dịch vụ phục vụ lao động sản xuất, đời sống, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, lao động và gia đình. Tăng cường theo dõi, nắm bắt, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi trả lương, thưởng cho người lao động của doanh nghiệp, nhất là người lao động bị mất việc, thiếu việc làm tạm thời, để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, bảo đảm việc làm, thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động.

Về phía Trung tâm Dịchvụ việc làm, trước các khó khăn của tình hình kinh tế, xã hội, thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chỉ đạo kịp thời Trung tâm Dịch vụ Việc làm (DVVL) Vĩnh Phúc có những hỗ trợ kịp thời cho lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. The đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tỉnh đã kết hợp lồng ghép giữa hoạt động tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp với các hoạt động tuyên truyền về chính sách sách pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về chính sách bảo hiểm thất nghiệp nói chung và trợ cấp thất nghiệp nói riêng.

Cụ thể, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc. Ngoài hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm qua sàn giao dịch việc làm định kỳ, trung tâm còn tổ chức các phiên lưu động tại xã, phường, các trường nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, băng rôn, tờ rơi, các phương tiện thông tin đại chúng, website, zalo, facebook ... Nhờ đó, ứớc tính đến 30/6/2023, toàn tỉnh có 1.142.664 người tham gia bảo hiểm các loại. Trong đó số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc có 218.800 người, chiếm 37,5% lực lượng lao động.

Về phía Trung tâm Dịchvụ việc làm, thời gian tới, để triển khai thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm sẽ báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nâng cấp, sửa chữa hệ thống phần mềm quản lý bảo hiểm thất nghiệp đồng bộ trong toàn hệ thống để hỗ trợ tiếp nhận, quản lý, theo dõi cập nhật dữ liệu và tổng hợp số liệu báo cáo về công tác thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động khi họ tham gia và thụ hưởng chính sách về bảo hiểm thất nghiệp.

Cùng với đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và lớp tập huấn kỹ năng cho cán bộ thực hiện công tác bảo hiểm thất nghiệp. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ có hiệu quả hơn nữa trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Tính đến ngày 31/12/2022, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 233.723 người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó, 225.640 người có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 11.042 người.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Việc làm

Tin cùng chuyên mục

Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Xem thêm