VIMEXPO 2022: Cơ hội & thách thức cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 |
Hai khu trưng bày của Toyota tập trung vào việc kết nối các nhà cung cấp thuần Việt và định hướng tiếp cận đa chiều hướng đến trung hòa carbon với mô hình cắt thân xe của mẫu xe Camry Hybrid nhằm thể hiện rõ cơ chế hoạt động của công nghệ Hybrid.
Năm nay là năm thứ 5 liên tiếp Toyota Việt Nam tham gia triển lãm. Đây được coi là cam kết của Toyota trong việc phát triển sản xuất tại Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp Việt Nam cũng như ngành công nghiệp ô tô, ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Gian trưng bày của Toyota Việt Nam. |
VIMEXPO 2024 là Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương chủ trì, Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Việt Nam tổ chức.
Với mục tiêu “Kết nối để phát triển bền vững” giữa Cơ quan quản lý Nhà nước, nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo và những doanh nghiệp mua hàng tiềm năng, năm nay, triển lãm có quy mô gần 200 gian hàng của 185 doanh nghiệp tham dự với nhiều thương hiệu hàng đầu đại diện cho các nhóm ngành sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp công nghệ cao, ngành điện tử, ngành cơ khí chế tạo. Triển lãm sẽ đón khách tham quan từ ngày 17 - 19/10/2024 với kỳ vọng sẽ thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tới tham quan.
Tại sự kiện, Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam - ông Nakano Keita chia sẻ: "VIMEXPO là sự kiện mà chúng tôi luôn mong chờ để tìm kiếm và kết nối với các nhà cung cấp tiềm năng. Cho đến nay, thông qua sự kiện chúng tôi đã kết nối với hơn 80 nhà cung cấp tiềm năng và đã có đơn vị trở thành nhà cung cấp cho Toyota Việt Nam".
Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam Nakano Keita. |
Đối với Toyota Việt Nam, đẩy mạnh nội địa hóa không chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Vì vậy, Toyota đã đẩy mạnh hoạt động này bằng Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô phối hợp cùng Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương từ năm 2020 và đã ghi nhận được kết quả triển vọng bước đầu.
Hiện Toyota có tổng số 5 mẫu xe lắp ráp trong nước và số lượng nhà cung cấp của Toyota đã tăng lên 60 nhà cung cấp, trong đó có 13 nhà cung cấp thuần Việt, nâng tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt gần 1.000 sản phẩm các loại.