Thứ năm 10/04/2025 00:31

Vĩnh Phúc: Đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa sản xuất

Dành phần lớn nguồn kinh phí cho triển khai các đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, khuyến công Vĩnh Phúc đã đáp ứng nhu cầu và từng bước giúp các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Theo số liệu từ Sở Công Thương Vĩnh Phúc, giai đoạn 2014-2018, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh (trung tâm) đã thực hiện 133 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất. Các đề án đã phát huy hiệu quả, giúp tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Tiêu biểu, trung tâm đã hỗ trợ 70 triệu đồng cho cơ sở sản xuất Phan Văn Thắng (xã Đạo Tú, huyện Tam Dương) đầu tư cẩu trục 5 tấn trong quy trình sản xuất tôn hỗn hợp. Thiết bị đi vào hoạt động ổn định đã giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công. Theo đại diện đơn vị thụ hưởng, sản phẩm đưa ra ngoài thị trường của cơ sở hiện có nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau, ít chịu ảnh hưởng của môi trường, giá thành phù hợp đã tạo lợi thế cạnh tranh. Từ đó, doanh thu của cơ sở tăng đáng kể, năm 2018 đạt 4,1 tỷ đồng.

Tương tự, trung tâm cũng hỗ trợ cơ sở Nguyễn Văn Tú (thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên) đầu tư mới 2 máy đục CNC trong sản xuất mộc. Thiết bị này có nhiều ưu điểm vượt trội khi gia công được các chi tiết nhỏ, khai thác tối đa chế độ cắt gọt, độ chính xác cao; có thể thực hiện một lúc nhiều thao thác, tự động điều chỉnh sai sót, kiểm tra kích thước chi tiết hiệu chỉnh sai lệch vị trí. Việc đầu tư đã giúp cơ sở gia tăng sản lượng từ 10 lên 20 sản phẩm/tháng, doanh thu đạt 230 triệu đồng/tháng, tạo việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương. Cơ sở hiện cũng gia công đục cho các cơ sở khác với công xuất khoảng 1.000 chi tiết/tháng.

Có thể thấy, các đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất đã đáp ứng đúng nhu cầu của các cơ sở CNNT. Qua đó, không chỉ cải thiện năng lực sản xuất của cơ sở mà còn thay đổi đáng kể diện mạo của ngành CNNT, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Với kết quả trên, hiện đại hóa sản xuất CNNT tiếp tục là mục tiêu hỗ trợ của khuyến công Vĩnh Phúc trong những năm tới. Cụ thể, đến năm 2020 khuyến công Vĩnh Phúc dự kiến hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cho 195-200 cơ sở CNNT; xây dựng 10 mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn. Ngoài ra, trung tâm cũng sẽ tư vấn hỗ trợ cho 40-45 cơ sở lập dự án đầu tư, marketing; hỗ trợ đăng ký thương hiệu, thiết kế bao bì 30 cơ sở; hỗ trợ 7-10 cơ sở CNNT gây ô nhiễm di dời vào các cụm công nghiệp…

Để thực hiện mục tiêu trên, tạo thuận lợi cho triển khai các đề án, Sở Công Thương đề nghị UBND tỉnh bố trí ngân sách bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các nội dung theo chương trình khuyến công được phê duyệt. Lồng ghép khuyến công với các chương trình mục tiêu quốc gia khác nhằm thu hút vốn. Xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp nòng cốt tại các địa bàn phát triển CNNT trọng điểm làm đầu mối cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đa dạng các hoạt động khuyến công, hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến với quy mô lớn hơn, tập trung vào các ngành, nghề có thế mạnh.

Sở Công Thương cũng sẽ hỗ trợ xây dựng phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm để tạo cầu nối giữa các cơ sở sản xuất CNNT và người tiêu dùng, hỗ trợ các cơ sở đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Sở Công Thương Vĩnh Phúc đã xây dựng mục tiêu dài hơi cho công tác khuyến công, trong đó giai đoạn 2021-2030 sẽ hỗ trợ chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình kỹ thuật mới cho 280-300 cơ sở CNNT.
Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn

Trà Vinh tiếp sức cho công tác khuyến công địa phương

Bình Thuận đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Bộ Công Thương lấy ý kiến danh sách xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công