Thứ sáu 22/11/2024 22:10

Viettel lập kỷ lục về số lượng sản phẩm dịch vụ đạt giải thưởng Sao Khuê

10 sản phẩm và dịch vụ CNTT của Viettel đoạt danh hiệu Sao Khuê 2017 trên tổng số 64 giải thưởng được trao. Đặc biệt, Hệ thống xử lý và khai thác dữ liệu tập trung (Viettel BI 2.0) lọt Top 10 giải thưởng xuất sắc nhất.  

Viettel liên tiếp 3 năm lập kỷ lục về sản phẩm dịch vụ đạt giải thưởng Sao Khuê

Tại Lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê 2017 diễn ra sáng 15/4, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã có 10 sản phẩm, dịch vụ được vinh danh. Đặc biệt, Hệ thống xử lý và khai thác dữ liệu tập trung (Viettel BI 2.0) nằm trong TOP 10 sản phẩm xuất sắc nhất, nhờ đáp ứng những tiêu chí về hiệu quả kinh tế xã hội, uy tín thương hiệu, doanh thu, thị phần, số lượng khách hàng sử dụng, công nghệ sáng tạo và tính đột phá.

Đây là năm thứ ba liên tiếp, Viettel lập kỷ lục về số lượng sản phẩm đạt giải, cho thấy rõ chiến lược đưa công nghệ thông tin kết hợp với viễn thông của Viettel đã thực sự đi sâu và rộng vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Sản phẩm lọt Top 10 Sao Khuê - Viettel BI 2.0 là hệ thống được xây dựng trên nền tảng xử lý và phân tích dữ liệu lớn thời gian thực vRTAP (Viettel Real-time Big Data Analytics Platform), cho phép tổng hợp và phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng viễn thông trên nhiều chiều, kết hợp với các mô hình thuật toán học máy để đưa ra các quyết định về kinh doanh trong viễn thông, quảng cáo thương mại điện tử.

Được phát triển từ năm 2015 bởi 100% chuyên gia công nghệ của Viettel, BI 2.0 hiện đang triển khai tại các thị trường của Viettel tại Việt Nam và quốc tế, mang lại doanh thu gần 70 tỷ đồng năm 2016. BI 2.0 được hội đồng giám khảo đánh giá là một sản phẩm có tính mới, mang những xu hướng công nghệ đương đại của thế giới. Sản phẩm đã giải quyết bài toán về nhu cầu xử lý dữ liệu lớn của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là mạng viễn thông Viettel, giúp tối ưu nguồn lực nghiên cứu, xây dựng, triển khai, vận hành các hệ thống xử lý dữ liệu dựa trên cơ sở nền tảng chung hợp nhất. BI 2.0 đã góp phần giúp Viettel trở thành đơn vị đi đầu trong phân tích dữ liệu lớn (Big Data) – lĩnh vực còn khá mới và chưa có công ty nào công bố hệ thống tương tự tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để Viettel có thể phục vụ khách hàng như những cá thể riêng lẻ, “may đo” theo nhu cầu từng khách hàng, điều mà tất cả các doanh nghiệp viễn thông đều đang hướng tới.

Các sản phẩm khác đạt giải Sao Khuê năm nay đều nằm trong chuỗi hệ sinh thái sản phẩm Viettel làm cho cuộc sống tiện ích hơn. Ông Tống Viết Trung- Phó Tổng giám đốc Viettel- nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là đưa ứng dụng Viễn thông và CNTT len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là cơ hội để Viettel khẳng định sức mạnh công nghệ của mình với hàng trăm sản phẩm giúp xây dựng xã hội thông minh hơn..

Cụ thể, với sản phẩm Hệ thống quản lý tiêm chủng quốc gia, Viettel đã phối hợp với Bộ Y tế tạo ra một bước đột phá cho công tác tiêm chủng không cần sổ sách, giấy tờ (sổ tiêm chủng điện tử) đồng thời đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho sức khỏe cho mỗi người dân với hệ thống công nghệ thông tin, giúp tiết kiệm hơn 100 tỷ mỗi năm cho xã hội.

Trong khi đó, Safenet (dịch vụ bảo vệ người dùng trên Internet) đoạt giải ở hạng mục nhóm giải pháp, phần mềm mới lại giúp cho các phụ huynh có thể yên tâm khi con mình sử dụng Internet. Nếu đã đăng ký trên trang web safenet.vn, các phụ huynh có thể giám sát được việc sử dụng máy tính của con mình, bao gồm việc kiểm soát thời gian sử dụng, tránh truy cập vào những trang web có nội dung không phù hợp và bảo vệ thông tin cá nhân được an toàn.

Với Hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC.One) ở lĩnh vực giao thông vận tải, Viettel đã góp phần tạo ra một thị trường cạnh tranh hơn trong lĩnh vực trạm thu phí BOT trước đây chỉ có 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Sản phẩm ETC.One của Viettel là hệ thống đầu tiên trên thị trường có thể nhận diện và phản hồi với phương tiện có tốc độ di chuyển lên tới 90 km/h v.v..

Cùng với việc đẩy mạnh triển khai các ứng dụng viễn thông và CNTT trong cuộc sống, Viettel hiện đã xây dựng một hạ tầng 4G phủ rộng và sâu như 2G, để bất cứ người dân nào ở Việt Nam cũng có cơ hội được tận hưởng một cuộc sống tiện ích hơn.

Sau khi hoàn thành hơn 36.000 trạm phát sóng 4G, dự kiến Viettel sẽ khai trương dịch vụ 4G vào ngày 18/4/2017 sắp tới.

Lê Kim Liên

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?