Thứ năm 14/11/2024 08:28

Vietnam Summit in Japan 2021: Cầu nối giữa trí thức và doanh nhân

Diễn ra trong 2 ngày (20-21/11) với rất nhiều phiên tọa đàm liên quan đến các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, doanh nghiệp, công nghệ, năng lượng mới… Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2021 với chủ đề “Chuyển mình: Giá trị mới – Cách thức mới” đã mở ra cơ hội kết nối giữa các trí thức, doanh nhân trong và ngoài nước trong thời gian tới.

Dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản; Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản (AVIJ) cùng nhiều đơn vị liên quan, Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2021 (Vietnam Summit in Japan 2021) đã được tổ chức trực tiếp tại Tokyo (Nhật Bản) và trực tuyến tại nhiều điểm cầu trên thế giới. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 30 diễn giả uy tín, gần 50 khách mời là các nhân sĩ trí thức, doanh nhân, trong và ngoài nước, 1.000 khán giả là đại diện các thành phần cộng đồng người Việt tại Nhật Bản và các hội trí thức các nước trên thế giới tham dự.

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ảnh MPI)

Tại diễn đàn, các đại biểu đã cùng chia sẻ và thảo luận về những thách thức Việt Nam mà đang phải đối mặt, định hình những giá trị mới, những cách thức tư duy phát triển mới trong bối cảnh xã hội giữa và sau Covid-19. Đồng thời, kết nối các cộng đồng trí thức người Việt Nam tại Nhật Bản, tạo cơ hội để trí thức Việt Nam tại Nhật Bản kết nối với các ban, ngành Chính phủ, doanh nhân trong và ngoài nước, qua đó thúc đẩy hợp tác và phát triển trong tương lai.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Đại diện Ban Chủ tịch Vietnam Summit in Japan 2021 Trịnh Thành Luân cho biết, tính đến đầu năm 2021, có khoảng 448.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật, trong đó có hơn một nửa là thành phần trí thức, bao gồm các học sinh, sinh viên, các nhà khoa học và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực. Với một cộng đồng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, Ban Chủ tịch Vietnam Summit in Japan 2021 mong muốn, sẽ tạo nên một diễn đàn quy tụ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản với mục tiêu lâu dài là xây dựng và phát triển cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, từ đó xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản, ông Vũ Hồng Nam phát biểu tại diễn đàn (Ảnh MPI)

Trên tinh thần đó, Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản đã được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2019 với sự tham gia của hơn 60 diễn giả khách mời là những chuyên gia uy tín từ nhiều lĩnh vực và hơn 900 người tham dự trong 10 phiên thảo luận xoay quanh chủ đề “Make in Vietnam - Cơ hội và Thách thức”. Thông qua diễn đàn năm 2019, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã có thêm nhiều góc nhìn về những vấn đề thách thức và cả cơ hội mà mình đang đối mặt, các đoàn thể người Việt Nam ở nước ngoài có thêm định hướng mới trong hoạt động và phát triển tương lai.

Phát biểu tại Vietnam Summit in Japan 2021, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam cho biết: Với gần 500.000 người, Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đã trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại quốc gia này, đã và đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của Nhật Bản, trở thành cầu nối hữu nghị cho quan hệ hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt, cộng đồng trí thức, chuyên gia Việt Nam có trình độ cao ngày càng lớn với khoảng 1.000 người, trong đó nhiều người đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học uy tín, doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, tại nhiều lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, điện tử, nông nghiệp, y tế… Cùng đó là lực lượng các trí thức trẻ, doanh nhân trẻ khởi nghiệp và đông đảo các du học sinh tràn đầy nhiệt huyết, đang đóng vai trò đầu tàu cho sự phát triển của Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Phát biểu tại đầu cầu Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đánh giá cao nỗ lực của cộng đồng trí thức người Việt tại Nhật Bản trong việc đoàn kết, tập hợp và thúc đẩy những kết nối thông qua Diễn đàn trí thức Việt Nam tại Nhật Bản. Đồng thời khẳng định, cộng đồng trí thức người Việt tại Nhật Bản là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc. Giai đoạn hiện nay là thời điểm Việt Nam tập trung thúc đẩy năng lực sáng tạo, đưa khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững. Năm 2021, năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và là năm có nhiều thách thức lớn. Để vượt qua những khó khăn và tận dụng được những thành tựu công nghệ mới, chúng ta cần tiếp tục phấn đấu, chung sức đồng lòng, đóng góp công sức trí tuệ nhằm đóng góp vào sự phát triển, đổi mới sáng tạo nước nhà, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị, cộng đồng trí thức Việt Nam tại Nhật Bản sẽ phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của mình, đóng góp cho Việt Nam thông qua việc kết nối cộng đồng người Việt đến những kết nối với các đối tác, bạn bè quốc tế, đem lại những kết quả thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2023.

Tại Vietnam Summit in Japan 2021, Ban tổ chức đã công bố Tuyển tập Khoa học và Công nghệ Nhật Bản giới thiệu về những nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới của Nhật Bản, mở ra cơ hội về khả năng “bắt kịp” thực tiễn quốc tế. Đây chính là một trong những đóng góp đáng ghi nhận của các trí thức Việt Nam tại Nhật Bản vào Mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/11/2024: Tại sao ông Donald Trump muốn chấm dứt xung đột tại Ukraine?

Động lực củng cố, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Peru

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/11: Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove