Thứ bảy 21/12/2024 23:36

Viết tiếp câu chuyện hàng Việt trên đất Thái

“Thương hiệu, thiết kế và chất lượng là yếu tố mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần tập trung khi muốn xuất khẩu (XK) sang Thái Lan”, ông Nick Reitmeier - Phó Chủ tịch điều hành, Giám đốc thu mua ngành hàng thực phẩm, ẩm thực quốc tế và thức uống có cồn (Tập đoàn Central Group Thái Lan) - cho biết.

Xin ông cho biết một số nhận xét về sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam?

Tôi là một “fan” của Việt Nam và các sản phẩm nông sản, thực phẩm Việt Nam. Trong 4 năm tổ chức Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan, chúng tôi đã chứng kiến những con số ấn tượng về doanh số bán hàng, các sản phẩm Việt mang đến Tuần lễ bắt đầu thu hút khách hàng Thái Lan.

Lion Café tham gia Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019

Ví dụ như cà phê Việt Nam là mặt hàng có chất lượng vượt trội, hương vị đặc trưng đậm đà và giá cạnh tranh. Việt Nam cũng có rất nhiều sản phẩm khác được người Thái ưa chuộng, như hạt điều, thanh long. Thái Lan cũng có thanh long, nhưng không có loại quả màu tím hồng như ở Việt Nam. Khi tôi quyết định nhập khẩu điều Việt Nam sang Thái, một số đồng nghiệp thắc mắc, bởi Thái Lan cũng có hạt điều. Tuy nhiên, sau khi ăn thử, họ thừa nhận hạt điều Việt Nam rất ngon, ngon hơn hàng nội địa. Rõ ràng, Việt Nam có nhiều thực phẩm ngon, quan trọng là phải giúp khách hàng biết đến.

Vậy theo ông, sản phẩm của DN Việt có những điểm yếu nào cần cải thiện để có thể tiến sâu hơn vào thị trường Thái Lan nói chung và kênh phân phối hiện đại tại thị trường này nói riêng?

Trên thực tế, một số thương hiệu tuy đã rất nổi tiếng ở Việt Nam nhưng lại chưa được biết đến nhiều ở Thái Lan. Vì vậy, nhà cung cấp Việt phải tìm cách cải thiện thiết kế và quảng bá sản phẩm nhiều hơn, tạo sự nổi bật để thu hút khách hàng và hãy nhớ rằng, phải kể câu chuyện của mình bằng tiếng Thái để khách hàng có thể hiểu được.

Ông Nick Reitmeier - Phó Chủ tịch điều hành, Giám đốc thu mua ngành hàng thực phẩm, ẩm thực quốc tế và thức uống có cồn (Tập đoàn Central Group Thái Lan)

Đôi khi, chúng tôi gặp một số trường hợp các sản phẩm không có giới thiệu và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng địa phương trên bao bì. Ví dụ, một số sản phẩm nhìn giống bánh gạo ăn liền, thiết kế rất đẹp, nhưng khi mở túi ra thì không phải thực phẩm ăn liền mà cần chiên lên. Tuy nhiên, người bán không in hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Thái trên bao bì, người sử dụng sẽ không biết dùng bao nhiêu dầu, chiên bao lâu, nhiệt độ ra sao.

Chưa hết, một số nhà cung cấp Việt Nam đôi khi đưa cho chúng tôi card visit của họ với tất cả thông tin in bằng tiếng Việt và tôi không thể hiểu hay đọc tên của họ. Hoặc, một số thiết kế bao bì đẹp và bắt mắt ở Việt Nam nhưng chúng không hấp dẫn ở thị trường nước ngoài vì nhiều lý do, có thể do sự khác biệt về sở thích, phong cách.

Người Thái thích cà phê Việt Nam, nhưng đôi khi, cà phê được đóng gói trong bao lớn với số lượng nhiều, người bán nên xem xét đóng gói trong túi nhỏ hơn để khách hàng có thể mua dùng thử trước. Theo kinh nghiệm của tôi, người châu Á sẽ mua nhiều và thường xuyên nếu họ được thử trước để biết rõ về sản phẩm.

Ông đánh giá thế nào về khả năng tăng trưởng doanh số bán hàng Việt trong hệ thống bán lẻ của Central World?

Hiện tại, tăng trưởng doanh số bán thực phẩm Việt Nam trong hệ thống bán lẻ của chúng tôi đạt từ 30 - 40%, nhưng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng từ 40 - 50% mỗi năm. Chúng tôi tin rằng, có rất nhiều sản phẩm các nhà cung cấp Việt Nam có thể mang tới cho người tiêu dùng Thái Lan.

Tôi từng làm việc với các nhà cung cấp Việt Nam và họ đánh giá cao những cơ hội nghiên cứu thị trường quốc tế. Việt Nam và Thái Lan gần về địa lý nên việc vận chuyển khá dễ dàng, người tiêu dùng không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có những đặc điểm tương tự nhau, nên có nhiều nét tương đồng về thị trường.

Khi muốn mua một sản phẩm nào đó từ các nhà cung cấp Việt Nam, chắc chắn có rất nhiều việc phải làm về chứng nhận, quy định. Những quá trình này có thể mất vài tuần, vài tháng để hoàn thành nhưng nếu DN Việt có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu đó, họ có thể đưa hàng qua Thái Lan bao lâu cũng được.

Nhà cung cấp Việt Nam đã có sản phẩm chất lượng tốt nhưng vẫn chưa nắm chắc các quy trình. Vì vậy, việc của chúng tôi là hỗ trợ, đào tạo, tiếp thị, quảng cáo với sự hợp tác chặt chẽ cùng các nhà cung cấp Việt. DN Việt Nam hoàn toàn có thể đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ của chúng tôi tại Việt Nam và các thị trường khác. Việc tiếp thị sản phẩm tại Thái Lan tuy có khó khăn hơn, nhưng chúng tôi luôn “mở cửa” đối với DN Việt Nam để đa dạng hóa sản phẩm cho người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

Hạnh Nguyễn
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: ViNa CHG được vinh danh là doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân