Thứ ba 19/11/2024 03:21

Việt Nam tiếp tục duy trì đối thoại thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với Mỹ

Việc Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển hưởng ưu đãi, tới đây Việt Nam sẽ đánh giá tác động của quyết định này và duy trì đối thoại thương mại với phía Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ song phương tiếp tục phát triển theo hướng hài hòa, bền vững cho cả hai bên.    

Đây là thông tin do Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Đoàn Khắc Việt đưa ra tại cuộc họp thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 20/2.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Đoàn Khắc Việt

Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, quan hệ kinh tế, thương mại Việt - Mỹ thời gian qua tiếp tục phát triển rất tốt đẹp, kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 76 tỷ USD năm 2019, tăng 25% so với năm 2018. “Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ”- ông Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh.

Việt Nam hiện vẫn đang hưởng quy chế quốc gia đang phát triển của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo đó, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá tác động của việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong luật chống trợ cấp của Mỹ, đồng thời duy trì đối thoại, phối hợp với phía Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, mang lại kết quả cho cả Việt Nam và Mỹ.

Trước đó, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết, Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi của nước đang phát triển đối với loạt các quốc gia, lãnh thổ như: Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine và Việt Nam.

Động thái của việc thu hẹp danh sách các nước đang phát triển, kém phát triển theo USTR là để giảm ngưỡng kích hoạt điều tra của Mỹ về việc liệu có gây tổn hại đến công nghiệp Mỹ với trợ cấp xuất khẩu công bằng hay không.

USTR cũng cho biết, tới đây Mỹ sẽ sớm sửa đổi các phương pháp xét tiêu chí các nước đang phát triển phục vụ cho điều tra thuế chống bán phá giá, đồng thời cho rằng, đây là việc cần thiết bởi các hướng dẫn ban hành năm 1988 đã không còn phù hợp.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đề xuất đóng băng xung đột; đồng minh Ukraine thừa nhận cần thỏa hiệp với Nga

Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC)

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 18/11: Nga 'trút bão UAV', Kiev hứng chịu đòn khốc liệt; Kurakhove bên bờ vực 'sụp đổ'

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Báo Nga: Chuyên gia cảnh báo căng thẳng leo thang nếu Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa

Thủ tướng Đức nêu lý do điện đàm với Tổng thống Putin, cam kết 'chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine'?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/11/2024: Đức kêu gọi đối thoại với Nga-Ukraine; Moscow tập kích cơ sở năng lượng của Ukraine

Nga cảnh báo Thế chiến III nếu Ukraine được dùng tên lửa tầm xa tấn công vào Moscow

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/11: Kịch chiến nảy lửa tại Kursk; UAV Ukraine phá hủy xe phòng không Buk của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/11: Ukraine 'gặp khó' nơi tiền tuyến; Nga để mất vũ khí 'triệu đô'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/11/2024: Ukraine bị cảnh báo áp lệnh trừng phạt; thời điểm đàm phán về Ukraine vẫn chưa đến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/11: Ukraine ồ ạt rút lui khỏi Kurakhovo; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Ấn Độ ‘mệt mỏi’ vì xung đột; Đức kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/11/2024: Ba Lan đàm phán ‘quan trọng nhất’ về Ukraine; Nga-Đức điện đàm giải quyết xung đột