Thứ năm 14/11/2024 12:18

Việt Nam – Séc: Đẩy nhanh hợp tác, tạo thêm đột phá trong quan hệ song phương

Việt Nam và Séc đang tích cực chuẩn bị cho Khóa họp lần thứ VII Ủy ban liên Chính phủ trong năm 2021, nhằm tạo thêm những đột phá trong quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực mà hai Bên quan tâm.

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến các cuộc họp và trao đổi giao thương trực tiếp giữa các cơ quan và doanh nghiệp Việt Nam và Séc đã bị gián đoạn từ cuối năm 2019 đến nay. Với mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã có hiệu lực gần 1 năm, ngày 17/6, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra cuộc họp trực tuyến giữa Thứ trưởng Đặng Hoàng An và Thứ trưởng Bộ Công Thương Séc Martina Tauberova.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An họp trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Công Thương Cộng Hòa Séc Martina Tauberova

Tại buổi họp, hai bên đã trao đổi một số vấn đề về hợp tác, đầu tư và thảo luận thời gian tổ chức Khóa họp Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Séc lần thứ VII.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid – 19 ở Séc cũng như toàn khu vực Châu Âu đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế các nước thành viên EU đang dần phục hồi và được dự báo phát triển tốt trong năm 2021. Do đó, đây cũng là cơ hội để hai bên sớm có các trao đổi, kết nối để thúc đẩy giao thương, tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA.

Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam và Séc đang phát triển tốt và cùng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Theo số liệu thống kê của hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Séc năm 2020 tăng 68% so với năm 2019, đạt 554,73 triệu USD (trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Séc đạt 424,47 triệu USD tăng 104%; nhập khẩu từ Séc vào Việt Nam đạt 130,26 triệu USD tăng 6% so với năm 2019).

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Séc 5 tháng đầu năm 2021 tăng 36% so với năm 2020, đạt 291 triệu USD (trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Séc đạt 226,31 triệu USD tăng 39%; nhập khẩu từ Séc vào Việt Nam đạt 64,68 triệu USD tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2020).

Mặc dù đạt kết quả tích cực về hợp tế kinh tế, thương mại, song theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của mỗi nước. Trong khi, Séc lại nằm trong số những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung và Đông Âu.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, Việt Nam và Séc sớm có các trao đổi, kết nối để thúc đẩy giao thương, tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA

Về phía Séc, bà Martina Tauberova - Thứ trưởng Bộ Công Thương Séc, Chủ tịch phân ban phía Séc - bày tỏ sự vui mừng về mối quan hệ hiện nay giữa hai nước không ngừng được phát triển và hy vọng cuộc họp lần này thảo luận về thời gian tổ chức Khóa họp trực tuyến lần thứ VII Uỷ ban liên Chính phủ của hai nước trong khoảng Quý IV/2021.

Bà Martina Tauberova cho rằng, Khóa họp lần thứ VII Ủy ban liên Chính phủ sẽ góp phần đánh dấu một giai đoạn hợp tác thiết thực và hiệu quả hơn nhằm tăng cường trao đổi thương mại, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác mà hai bên quan tâm.

Tại cuộc họp, hai bên cho rằng việc Việt Nam và Cộng hòa Séc tích cực chuẩn bị cho Khóa họp lần thứ VII có ý nghĩa quan trọng, nhằm tìm kiếm những phương hướng mới triển khai hiệu quả hợp tác song phương, trao đổi các biện pháp và tạo ra thêm những đột phá trong quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực.

Trong bối cảnh quan hệ hai nước rất tốt đẹp như hiện nay, tiềm năng và cơ hội hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Séc giai đoạn tới là rất to lớn. Các doanh nghiệp Séc đang có mong muốn được hợp tác cùng các đối tác phía Việt Nam tham gia vào các dự án cơ khí chế tạo, năng lượng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, các dự án về cung cấp thiết bị y tế và hàng không, xử lý môi trường tại Việt Nam…”- bà Martina Tauberova cho hay.

Hiện, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Séc là giầy dép, hàng may mặc, thủy hải sản, máy công nghiệp, phụ tùng máy và thiết bị điện... Việt Nam nhập khẩu từ Séc máy móc thiết bị, sản phẩm cơ khí, hóa chất, dược phẩm, đồ thủy tinh pha lê…

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/11/2024: Tại sao ông Donald Trump muốn chấm dứt xung đột tại Ukraine?

Động lực củng cố, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Peru

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 9/11: Chỉ huy Ukraine tháo lui; Kiev tấn công đoàn thiết giáp Nga gần Selydove