Thứ ba 26/11/2024 13:34

Việt Nam - Mông Cổ thúc đẩy hợp tác thương mại

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường vừa có buổi làm việc với ngài Munkh-Orgil, Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ.

Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Munkh-Orgil mong muốn tăng cường phối hợp với Bộ NN&PTNT trong việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Mông Cổ sang Việt Nam, đặc biệt là các loại thịt gia súc và sản phẩm làm bằng da. Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Munkh-Orgil hy vọng sản phẩm thịt gia súc của Mông Cổ sẽ là thực phẩm yêu thích của người Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể thông qua Mông Cổ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các nước châu Âu nhanh chóng hơn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Nền kinh tế Mông Cổ đã có bước phát triển trong những năm gần đây. Mông Cổ sở hữu nhiều tài nguyên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích Mông Cổ lớn gấp 5 lần diện tích của Việt Nam với nhiều thảo nguyên, đồng cỏ. Gần đây, Mông Cổ đã thành công trong việc chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ. Đặc biệt, Mông Cổ đang sở hữu đàn gia súc lớn trên thế giới với quy mô gấp 8 lần đàn gia súc của Việt Nam hiện nay.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hợp tác thương mại giữa hai nước hiện chỉ ở con số khiêm tốn khoảng 60 triệu USD. Việc Mông Cổ chọn thịt gia súc là mặt hàng xuất khẩu chính sang Việt Nam là lựa chọn đúng đắn. Mông Cổ đã giới thiệu 4 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thịt gia súc cho phía Việt Nam. Tới đây, Việt Nam sẽ cử chuyên gia sang kiểm tra 4 doanh nghiệp này để xúc tiến xuất khẩu thịt gia súc Mông Cổ sang thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường Mông Cổ với đặc thù khô nóng và thời tiết lạnh kéo dài cũng rất cần nguồn nông sản nhiệt đới như thủy sản, trái cây và nước trái cây - những mặt hàng Việt Nam có thể mạnh. Trong tương lai, Mông Cổ cũng sẽ là điểm trung chuyển hàng hóa của ASEAN sang Nga, các nước Đông Âu và châu Âu. Vì vậy, hai bên cũng cần thúc đẩy nghiên cứu, trao đổi các giống đại gia súc là lĩnh vực Mông Cổ có lợi thế. Ngành dệt may, da giày của Việt Nam rất phát triển và cần nguyên liệu. Mông Cổ có thể cung cấp da, bông và các sản phẩm khác tương tự như bông cho Việt Nam.

Mông Cổ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong các ngành dệt may, da giày... Bên cạnh đó, Mông Cổ cũng mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại