Thứ sáu 08/11/2024 14:28

Việt Nam - Indonesia đang "tay trong tay" cùng thực hiện khát vọng 2045

Theo Chủ tịch Quốc hội, Việt Nam - Indonesia đang tay trong tay cùng thực hiện khát vọng 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập, sẽ trở thành những quốc gia phát triển

Đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong ASEAN

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4 -10/8/2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn chính sách đối ngoại trong chuyến thăm chính thức Indonesia

Tại Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư tổ chức tại thủ đô Jarkarta, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau hơn 37 năm tiến hành công cuộc Đổi mới và Hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử. Nhờ những chính sách đặc biệt trong phòng chống dịch Covid-19 và triển khai gói kích thích kinh tế, Việt Nam đã kiểm soát sớm được dịch bệnh, mở cửa nền kinh tế, nhanh chóng phục hồi và phát triển hậu đại dịch.

Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02% và lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 735 tỷ USD, trở thành một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã có 37.000 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 450 tỷ USD, đến từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, trờ thành một trong 20 nước thu hút FDI thành công nhất trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, ngoài lực lượng lao động đông đảo, có trình độ học vấn và chi phí sản xuất cạnh tranh, Việt Nam đang có 16 hiệp định thương mại tự do FTA, trong đó có nhiều hiệp định FTA thế hệ mới với hơn 60 nước và vùng lãnh thổ.

Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, ổn định và khả thi, luôn đồng hành và coi sự thành công của doanh nghiệp FDI là thành công của chính mình. Đó là thông điệp nhất quán mà chúng tôi gửi đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp Indonesia.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong lĩnh vực kinh tế, Indonesia là một đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện tại, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong ASEAN và là nhà đầu tư lớn thứ 30 trên toàn thế giới. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 14 tỷ USD, sớm đạt mục tiêu 15 tỷ USD được lãnh đạo hai nước đặt ra cho đến năm 2028.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hai nước Việt Nam và Indonesia hoàn toàn có thể tăng cường tạo thuận lợi thương mại cho nhau, không áp đặt các rào cản thương mại phi thuế quan, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, hợp tác để hình thành và cùng nhau phát triển các chuỗi cung ứng mới có tính chiến lược mà hai bên có thế mạnh để tạo ra các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Đồng thời, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp và thủy sản, công nghiệp Halal và du lịch. “Tương lai quan hệ hợp tác Việt Nam - Indonesia phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác năng động, sáng tạo, hiệu quả của chính các doanh nghiệp” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia M. Arsjad Rasjid P. M. bày tỏ ấn tượng với sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm qua. Cho rằng đây là hình mẫu cho các quốc gia Asean có thể học hỏi trong đó có cả Indonesia. Nhấn mạnh, Indonesia nhận thức được những lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, một trong những đối tác chặt chẽ nhất, lâu đời nhất và bền bỉ nhất kể cả trong thời kỳ khủng hoảng.

Phó Chủ tịch Ủy ban hợp tác liên nghị viện của Hạ viện Indonesia Pitu Supapma cho rằng, hai nước đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cống hiến của ASEAN đối với nền kinh tế toàn cầu, chiếm hơn 60% tổng GDP của các nước ASEAN. Việt Nam hiện trở thành đối tác thương mại lớn thứ 11 của Indonesia với tổng kim ngạch thương mại đạt 14 tỷ USD.

Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”

Phát biểu tại Diễn đàn chính sách đối ngoại được tổ chức tại Viện Cộng đồng chính sách đối ngoại Inddoneessia - Trung tâm Nghiên cứu chính sách hàng đầu của Indonesia và khu vực, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp tục khẳng định, Indonesia là người bạn tình nghĩa, là người láng giềng tốt luôn đồng hành cùng Việt Nam, là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1955.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia đang được phát triển toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu

Sự tương đồng văn hóa, tư tưởng lập quốc, sự cận kề địa lý và những liên hệ lịch sử gần gũi cũng như những điểm đồng khát vọng về hòa bình là chất keo tự nhiên gắn kết hai dân tộc, mang những giá trị vượt không gian và thời gian.

Chia sẻ về bối cảnh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hiện nay, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là khu vực tập trung gần một nửa trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 3/5 dân số thế giới, đóng góp khoảng 60% GDP toàn cầu, 46% tổng thương mại quốc tế và 50% tổng lượng vận chuyển hàng hải.

Hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn, song: cạnh tranh, phân tách chiến lược, cọ xát lợi ích giữa các nước lớn lại gia tăng... đang tác động sang nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, công nghệ, chuỗi cung ứng... Đồng thời, các bất ổn về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, khoảng cách phát triển, bất bình đẳng xã hội… ngày càng sâu sắc. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia đặt ra nhiều thách thức đa chiều, phức tạp.

Để gìn giữ bầu trời hòa bình trong xanh, môi trường yên bình, thịnh vượng cho mai sau, mọi quốc gia cần chung tay xây dựng một cấu trúc hợp tác khu vực bao trùm, bền vững, kết nối về chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân, đề cao ứng xử dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Với khu vực ASEAN, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, ASEAN nằm ở trung tâm khu vực, dân số trên 600 triệu người, có quy mô kinh tế lớn thứ 5 thế giới với GDP hơn 3.300 tỷ USD, ASEAN có vị trí quan trọng trong các tiến trình hợp tác khu vực.

Trải qua gần 6 thập niên hình thành và phát triển, ASEAN chưa bao giờ có vị thế tốt như hiện nay nhưng cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay. Vì vậy, ASEAN cần định vị lại mình, khởi tạo ý tưởng, khơi dậy tự cường, khơi thông nguồn lực cho phát triển cộng đồng.

“Việt Nam đánh giá rất cao những đóng góp quan trọng của Indonesia trong ASEAN, nổi bật gần đây là xây dựng Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (AOIP)” - Chủ tịch Quốc hội nêu, đồng thời dẫn tục ngữ có câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình/Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Chúng ta càng hợp tác chặt chẽ thì càng có đóng góp cho ASEAN tiến xa.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc lại lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu khi thăm Indonesia: “Cùng với ASEAN, Việt Nam và Indonesia sẽ tiếp tục phát triển; cùng với Indonesia và Việt Nam, ASEAN sẽ ngày càng lớn mạnh, góp phần xứng đáng vào hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”.

Theo Chủ tịch Quốc hội, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia đang được phát triển toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu, đóng góp tích cực vào một cấu trúc khu vực năng động, bao trùm và bền vững. Việt Nam và Indonesia đã sát cánh bên nhau trong lịch sử và ngày nay đang tay trong tay cùng thực hiện khát vọng 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, sẽ trở thành những quốc gia phát triển. Hai nước có rất nhiều điều kiện và tiềm năng thuận lợi để phối hợp lập trường, hợp tác trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Chính sự gắn kết lợi ích và tương đồng về tư duy chiến lược là động lực đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia vững bước tiến lên, như việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện năm 2003 trong chuyến thăm của nữ Tổng thống đầu tiên của Indonesia và Đối tác Chiến lược năm 2013 đã từng bước mở ra không gian hợp tác toàn diện hơn, sâu rộng hơn. Các chuyến thăm cấp cao được duy trì thường xuyên, hiệu quả; nhiều cơ chế hợp tác song phương đã được thiết lập. Tin cậy về chính trị, quốc phòng, an ninh được nâng lên. Hợp tác về thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân… ngày càng hiệu quả.

Đặc biệt, sau 25 năm đàm phán, hai nước đã ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa tại vùng biển chồng lấn và sau 12 năm đàm phán, đã ký Hiệp định phân định vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ). Đây là những sự kiện mang ý nghĩa lịch sử, giúp củng cố vững chắc sự tin cậy chiến lược giữa hai nước, đồng thời, tạo xung lực mới cho quan hệ Đối tác chiến lược, cũng như đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở khu vực.

“Có thể nói, quan hệ hai nước chúng ta đang ở thời kỳ hội tụ “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để cùng nhau vượt lên giành thêm nhiều thành tựu mới. Và đó cũng là cơ sở để tiếp nối những bước nâng cấp quan hệ vào các năm 2003 và 2013, tại thời điểm phù hợp trong tương lai gần, chúng ta hướng tới nâng lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hoà bình, hợp tác và phát triển bền vững” - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội mượn hình ảnh loài chim thiên đường Wilson của Indonesia - được mệnh danh là loài chim thiên đường đẹp nhất thế giới và chim Lạc của Việt Nam là loài chim trong truyền thuyết của người Việt cổ được tìm thấy trên trống đồng Đông Sơn. Hai loài chim này vươn cánh bay cao như biểu tượng cho ước muốn chinh phục bầu trời, đại diện cho khát vọng, khí thế và niềm tin mãnh liệt của chúng ta, đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia lên một tầm cao mới, đóng góp xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương năng động, bao trùm, hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội: Chúng ta chưa thể hình dung thế giới vào năm 2045, thời khắc hai nước cùng kỷ niệm 100 năm lập quốc. Nhưng có một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng, cả Indonesia và Việt Nam có đầy đủ ý chí, khát vọng và quyết tâm hợp tác để cùng nhau hiện thực hóa khát vọng trở thành những quốc gia phát triển giàu mạnh.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/11: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine tại Kursk, kiểm soát thêm căn cứ ở Donetsk

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Bom GBU-39 trên MiG-29 của Ukraine: Vũ khí uy lực hay chỉ là màn phô diễn?

Phát hiện sự cố phần mềm kiểm phiếu trong ngày bầu cử Mỹ

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Sự khác biệt văn hóa Mỹ từ cuộc bầu cử Tổng thống

Bầu cử Mỹ 2024: Những kết quả thăm dò cử tri đầu tiên phản ánh điều gì?

Xe tăng T-80BVM: ‘Lão tướng Nga’ có gì khiến Leopard phải ‘hụt hơi’?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 6/11: Lính Ukraine xin đầu hàng Nga; Ukraine hạ loạt tên lửa và UAV Nga

Chùm ảnh: Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ

Kết quả bầu cử Mỹ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Chiến sự Nga-Ukraine mới nhất ngày 5/11/2024: Tại sao tù binh Ukraine không muốn được trao trả?

Nga 'vung lưới sắt' bắt gọn 42 UAV và 4 tên lửa HIMARS chỉ trong một ngày

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ