Việt Nam gia nhập AEC - hỗ trợ từ EU (Bài 2)

Hàng hóa giao thương và tập quán tiêu dùng của người dân Việt Nam và ASEAN có tính tương đồng nên sẽ tạo nên sức cạnh tranh. Thêm vào đó, tuy phạm vi của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được mở rộng hơn bao gồm cả các lĩnh vực phi thương mại, nhưng Việt Nam không thể dễ dàng tận dụng những thuận lợi này mà thậm chí cần phải coi đây như là những thách thức mới.

Bài 2: Chung tay xây dựng Cộng đồng AEC thịnh vượng

Việt Nam gia nhập AEC - hỗ trợ từ EU (Bài 2)
Nhiều cuộc hội thảo về gia nhập AEC của Việt Nam đã được Dự án EU-MUTRAP hỗ trợ Ảnh: Nguyễn Tân

Không dễ tận dụng

Khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu (XK) của Việt Nam sẽ được ưu đãi về thuế nhập khẩu (NK) vào các nước ASEAN. Tuy nhiên, mặt hàng này của Việt Nam chưa có giá trị cao do tỷ lệ chế biến sâu thấp lại gặp nhiều rào cản kỹ thuật. Ví dụ, nếu Việt Nam XK cao su thiên nhiên thì 6 nước: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Myanmar cũng đều có ngành sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên, chiếm gần 70% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu. Indonesia và Malaysia cũng là các nước xuất khẩu hồ tiêu nổi tiếng thế giới. Trong lĩnh vực thủy sản, các nước ASEAN hầu hết là các quốc gia biển, đảo nên nước nào cũng có ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Điểm qua các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam thì hy vọng tận dụng việc giảm thuế suất thuế NK để đẩy mạnh XK vào ASEAN là không đơn giản. Đấy là chưa kể hàng hóa Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với hàng hóa của các nước khác đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN.

Trong khi đó, hàng hóa của các nước ASEAN đã hiện diện ở Việt Nam từ nhiều năm với đa dạng chủng loại và khối lượng không nhỏ, vừa là hàng công nghiệp, vừa là nông sản phẩm tương đồng với hàng hóa của Việt Nam và đã được nhiều người Việt lựa chọn, tin dùng. Với việc hạ hàng rào thuế quan, hàng hóa Việt Nam chắc chắn sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trước tiên là trụ vững ngay tại sân nhà.

Về khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ của các nước ASEAN được đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty có thể coi là đáp ứng các yêu cầu về đổi mới khoa học công nghệ. Tuy nhiên, để tiến tới hiện đại hóa và công nghiệp hóa thì Việt Nam cần phải hướng tới các nước có nền khoa học công nghệ gốc và công nghiệp phát triển và hiện đại như các nước châu Âu và Mỹ.

Trong khi đó, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2014, tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn cần thời gian và hỗ trợ đầu tư mới có thể lấy lại phong độ trên “đường đua” cạnh tranh.

Một yếu điểm nữa của Việt Nam khi gia nhập AEC là nguồn nhân lực. Do điểm xuất phát thấp với cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong khu vực nông thôn vẫn nhiều, tay nghề thấp và hầu như chưa được đào tạo. Vì vậy, khi tham gia hợp tác lao động trong AEC, Việt Nam chưa phát huy lợi thế về tiềm năng lao động bởi chưa thể cung ứng nhiều chuyên gia giỏi, lao động tay nghề cao.

Thêm vào đó, sự quan tâm cũng như nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về AEC, các cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cũng như tác động của AEC còn hạn chế.

Không dễ tận dụng thuận lợi, hóa giải khó khăn vì thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, hiệu quả sử dụng vốn thấp, năng suất lao động không cao, mất dần lợi thế so sánh, chênh lệch về trình độ phát triển. Trong buôn bán quốc tế, các doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm phản ứng nhanh, đối phó linh hoạt với những biến động bất thường về giá cả, tỷ giá… Việt Nam lại chưa “sành sỏi” lựa chọn đối tác khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài (ĐTNN), đón dòng chu chuyển vốn.

Vấn đề đặt ra

Nguyên tắc trong tiến trình hội nhập là phải đạt được sự cân bằng lợi ích nhất định. Lợi ích cốt lõi của Việt Nam là mở cửa thị trường để tăng trưởng XK; thu hút được ĐTNN vào lĩnh vực ta quan tâm khuyến khích như năng lượng, cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông và sản xuất, dịch vụ, công nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, với bảo hộ sản xuất trong nước và mở cửa thị trường, Việt Nam cần có lộ trình phù hợp với mặt hàng nhạy cảm, chuẩn bị cho các DN chủ động hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững và vươn lên. Mọi hoạt động cần phù hợp với quy định trong nước, trường hợp phải sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu hội nhập thì cũng phải tương thích với thể chế nước ta.

Yêu cầu cấp thiết và quan trọng là phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để gia nhập AEC đáp ứng yêu cầu trước mắt và giai đoạn tiếp theo, nhằm khẳng định vai trò của Việt Nam, đóng góp vào sức mạnh kinh tế của Cộng đồng và đồng thời bắt kịp tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Các hiệp hội ngành hàng cần điều chỉnh chiến lược, kế hoạch hành động trên các thị trường, đối với mỗi mặt hàng và từng ngành hàng. Các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh, tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là đối với các DN vừa và nhỏ thành vệ tinh tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ hàng hóa nội địa cũng là một yêu cầu cấp bách. Thị trường hàng hóa sắp tới ngày càng đa sắc màu và các nền kinh tế khác, nhưng hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống có thương hiệu và uy tín cần phải chiếm ưu thế ở thị trường nội địa.

Theo kinh nghiệm thâm nhập và mở rộng thị trường của một số nước, cộng đồng kiều dân thường được quan tâm tạo điều kiện các đối tượng này sử dụng và phân phối sản phẩm từ chính quốc, từ đó sẽ lan tỏa sang cộng đồng dân cư bản địa. Cộng đồng người Việt sinh sống, lao động, tu nghiệp tại các nước ASEAN vừa có sức mua đáng kể lại vừa có thể là một kênh phân phối, mạng lưới đại lý tin cậy tiêu thụ hàng hóa Việt tại thị trường các nước và cũng là một yếu tố tích cực giúp bà con ta nhớ về cội nguồn.

Hội thảo “Đánh giá mức độ sẵn sàng của Việt Nam về kinh tế - xã hội trước thềm AEC” của Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu đã phần nào cung cấp thông tin, hỗ trợ thiết thực cho Việt Nam gia nhập AEC - một trong những khu vực được đánh giá là năng động, đầy triển vọng đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn cầu.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững và được phổ biến đầy đủ về cách tận dụng các ưu đãi thuế quan trong các Hiệp định thương mại tự do, các quy định về XNK, thủ tục hải quan, kiểm tra an ninh, phương thức thanh toán, tập quán kinh doanh của ASEAN và đặc thù của mỗi nước thành viên, tăng cường củng cố quan hệ với các đối tác kinh doanh và mở rộng tìm kiếm các quan hệ kinh doanh mới.

Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, việc khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải cân nhắc lựa chọn các ngành, lĩnh vực để tránh tràn lan tạo thế bất lợi cho sản xuất trong nước, đồng thời hỗ trợ các nhà đầu tư ASEAN hoạt động và nâng cao năng lực quản lý và giám sát hoạt động theo đúng các quy định pháp luật của Việt Nam. Cải cách hành chính, chất lượng dịch vụ công, chế độ công vụ cho công chức và viên chức cần được nâng cao hơn nữa. Xúc tiến thương mại - đầu tư giữa Việt Nam với ASEAN cũng cần được đẩy mạnh và thực hiện cùng với việc thiết lập các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu không trái với cam kết AEC. Các bộ, ngành cần có kế hoạch lâu dài để bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ quản lý, điều hành, chuyên gia, tay nghề lao động… tương đương với mặt bằng ASEAN.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam gia nhập AEC - hỗ trợ từ EU (Bài 1)
Nguyễn Duy Nghĩa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Liên Hợp Quốc kêu gọi điều tra độc lập sau khi phát hiện hơn 400 thi thể, một số trong tình trạng tay bị trói từ các ngôi mộ tập thể ở hai bệnh viện ở Gaza.
Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Tên lửa của Nga tấn công dữ dội vào cơ sở điện ở miền Trung và miền Tây Ukraine, gây thiệt hại lớn đến hệ thống năng lượng của quốc gia này.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin khi vòng đàm phán có nguy cơ sụp đổ vì bất đồng giữa hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine khi có những đấu hiệu chủ động tấn công từ phía Nga.
Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

3 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hầu hết các thị trường trong khu vực châu Âu - châu Mỹ có sự phục hồi tích cực.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột với Hamas; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Mỹ sẽ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng Abrams; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Dải Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza trong bối cảnh nạn đói có thể bùng phát tại đây
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.
Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza khi thực hiện viện trợ; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS theo thỏa thuận bí mật với Washington.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas khi chấp nhận tăng số lượng tù nhân thả tự do để mở đường đàm phán hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa.
Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động