Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trữ lượng đất hiếm
- Năm nay là năm lần đầu tiên Việt Nam được mời tham gia thuyết trình tại hội nghị với chủ đề: Tổng quan về ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam - Tương lai nào đang chờ đợi. Đại diện Công ty tư vấn khoáng sản quốc tế S.O.N, ông Nguyễn Hoành Sơn- Chủ tịch HĐQT- đã có bài phát biểu thu hút nhiều sự quan tâm của gần 300 thành viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo đánh giá của Công ty tư vấn khoáng sản quốc tế S.O.N, các mỏ đất hiếm tại Việt Nam đã được tìm thấy và tiến hành thăm dò từ những năm 1958. Sau nhiều lần thăm dò tìm kiếm, giờ đây Việt Nam trở thành một quốc gia có vị trí quan trọng trong bản đồ đất hiếm thế giới.
Ông Nguyễn Hoành Sơn cho biết: Việt Nam đã có quy hoạch phát triển ngành đất hiếm, theo đó có lộ trinh về việc đầu tư thăm dò để khẳng định trữ lượng, đồng thời ưu tiên hợp tác khai thác chế biến với các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Chính phủ kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến sâu, hợp tác sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ.
Trong thời gian vừa qua, Nhật Bản và Việt Nam đã triển khai nhiều hợp tác quan trọng như thiết lập liên doanh để khai thác mỏ Đông Pao, thành lập Trung Tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm tại Hà Nội, một số tập đoàn lớn của Nhật Bản đã và đang đầu tư các cơ sở sản xuất, tái chế đất hiếm tại Việt Nam.
"Để trở thành một trung tâm khai thác và chế biến sâu đất hiếm, các lợi thế về lao động giá rẻ, chúng tôithiết nghĩ còn cần phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ thầng cũng như học hỏi, tiếp nhận chuyển giao công nghệ chế biến đất hiếm của các nước tiên tiến trên thế giới. Đây cũng chính là thông điệp củađể về ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam tại hội nghị này"- ông Sơn phát biểu.
Thăng Long