Thứ năm 05/12/2024 02:01

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Chiều 3/12, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Toạ đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?” để tìm ra giải pháp ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết.

Tọa đàm có sự tham gia của các vị khách mời gồm: TS. Hoàng Minh Đức – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; GS.TS. Vũ Sinh Nam - Cố vấn cao cấp về Sốt xuất huyết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổng Thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam; PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1; Ông Dion Warren, Tổng Giám đốc phụ trách khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á (I-SEA) tại Takeda.

Toạ đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả?” - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Mối nguy toàn cầu và thách thức tại Việt Nam

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh trên thế giới. Bệnh lây lan nhanh chóng về mặt địa lý và ngày càng có thêm nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đối mặt với căn bệnh này.

Số ca sốt xuất huyết trên toàn cầu đã tăng gấp đôi mỗi năm kể từ năm 2021, với hơn 12,3 triệu ca tính đến cuối tháng 8 năm 2024 - gần gấp đôi 6,5 triệu ca được báo cáo trong toàn bộ năm 2023. Ước tính có khoảng 4 tỷ người có nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền từ muỗi trên toàn thế giới và con số này dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ người vào năm 2050.

Ở Việt Nam, sốt xuất huyết phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Việt Nam được liệt kê trong số các quốc gia có gánh nặng sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Chia sẻ về tình hình, diễn biến và gánh nặng của bệnh sốt xuất huyết hiện nay tại Việt Nam, TS.BS. Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sốt xuất hiện là 1 bệnh lưu hành rất được quan tâm.

“Hằng năm, trên thế giới có từ 100-400 triệu người mắc và hơn 10.000 người tử vong. Riêng tại Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc và khoảng 40 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong thấp”, TS.BS. Hoàng Minh Đức thông tin thêm.

Do bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh lây truyền qua vector là con muỗi vằn nên từ trước đến nay, đây là loại bệnh rất được quan tâm trong công tác phòng chống dịch.

Sốt xuất huyết, căn bệnh do muỗi vằn truyền, đang trở thành một thách thức lớn với xu hướng gia tăng trên toàn cầu. GS.TS. Vũ Sinh Nam - Cố vấn cao cấp về Sốt xuất huyết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Tổng Thư ký Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho biết, từ năm 1970, chỉ 9 quốc gia ghi nhận bệnh nặng, nhưng hiện đã có hơn 130 nước lưu hành, với 400 triệu ca mắc mỗi năm. Ở Việt Nam, sốt xuất huyết xuất hiện từ năm 1958 và hiện đã trở thành bệnh lưu hành trên toàn quốc.

“Dịch tễ sốt xuất huyết trong nước ngày càng phức tạp. Trước đây, dịch bệnh chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, dịch đã lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và cả các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Nội, Quảng Ninh. Các vụ dịch lớn năm 2019 và 2022 đã ghi nhận hơn 300.000 ca mỗi năm, cùng hàng trăm ca tử vong”, GS.TS Vũ Sinh Nam chia sẻ thêm.

"Cuộc chiến chưa hồi kết" và hy vọng từ vaccine mới

Bệnh sốt xuất huyết không đơn giản để kiểm soát. Trước đây chưa có vũ khí đặc hiệu, chưa có vaccine, vì thế chủ yếu kiểm soát phòng, chống bệnh sốt xuất huyết qua vector và điều trị triệu chứng.

Tuy nhiên, để kiểm soát vector cũng rất khó khăn. Muỗi vằn, trung gian truyền bệnh, trú ngụ trong nhà, sinh sản ở các dụng cụ chứa nước sạch. TS.BS Hoàng Minh Đức cho biết, việc tiêu diệt loài muỗi này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của ngành y tế và chính quyền mà còn cần sự tham gia tích cực của cộng đồng. Dù vậy, biến đổi khí hậu, đô thị hóa và giao thông phát triển đã tạo điều kiện cho muỗi lan rộng.

Dù Việt Nam đã cấp phép sử dụng vaccine phòng bệnh, khoảng trống trong công tác phòng, chống vẫn tồn tại.

Hơn nữa, sau khi Chương trình mục tiêu quốc gia về sốt xuất huyết kết thúc năm 2020, ngân sách phòng chống bệnh chuyển giao cho các địa phương. Điều này dẫn đến sự giảm sút trong tuyên truyền và giám sát dịch bệnh. Hậu quả là số ca mắc đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, với Hà Nội ghi nhận hơn 40.000 ca năm 2023, cao nhất trong lịch sử.

Vào tháng 5/2024 vừa qua, vaccine phòng sốt xuất huyết của Takeda đã được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam và đã được bắt đầu triển khai tiêm chủng từ cuối tháng 9 cho người dân tại các đơn vị tiêm chủng công lập và tư nhân trên toàn quốc.

Theo dữ liệu của Công ty Takeda, vaccine TAK 003 bao gồm 4 type được thử nghiệm trên 14 quốc gia với trên 28.000 người tham gia. Kết quả cho thấy vaccine TAK 003 này có tác dụng bảo vệ nhiễm virus Dengue đến 80,2% và chống nhập viện là 90,4%. Hiện nay, vaccine này đã được triển khai ở rất nhiều nước trên thế giới, trong đó hàng triệu liều được triển khai ở Brazil, Argentina, Indonesia và Việt Nam. Cho đến nay, chưa có trường hợp nào có phản ứng nặng hoặc trầm trọng được ghi nhận. Điều đó chứng tỏ vaccine hiện nay an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng.

Hiện vaccine này đang được đưa vào chương trình tiêm dịch vụ, người dân tự trả tiền. Vaccine rất hiệu quả và giải quyết được bài toán về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết ở Việt Nam.

Minh Trang
Bài viết cùng chủ đề: Sốt xuất huyết

Tin cùng chuyên mục

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Hà Nội: Công an vào cuộc xác minh vụ đấu giá đất cao rồi dừng lại ở Thanh Oai

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Thông báo chính thức về nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và nghỉ lễ Quốc khánh, dịp 30/4 – 1/5/2025

Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị năm 2024

Nhân sự 3/12: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Tỉnh ủy Hà Giang, Đắk Lắk điều động nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 4/12/2024: Gió Đông Bắc hoạt động mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 4/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to

Hơn 30 tác phẩm đoạt giải chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”

Đề xuất quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

TP. Hồ Chí Minh: Báo động tình trạng thuốc lá điện tử bày bán tràn lan, công khai

Quảng Ninh: Thông tin chi tiết kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh khóa XIV

Bộ Nội vụ nghiên cứu chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi tinh gọn bộ máy

Truyền cảm hứng về bình đẳng giới cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Bắc Giang: Công an thông tin nguyên nhân vụ nổ làm 2 người thương vong

Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I/2025

Nhân sự 2/12: Tỉnh ủy Thái Bình bầu Bí thư; Tỉnh ủy Hưng Yên, Tuyên Quang bổ nhiệm nhân sự chủ chốt