Việt Nam cần làm gì để thoát khỏi “Danh sách Xám”?

Thoát khỏi “Danh sách Xám” trước năm 2025 là thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Tuy khó nhưng chắc chắn làm được nếu có sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành.
Kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào khi có tên trong “Danh sách xám”? Nỗ lực đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách Xám của FATF

4 tác động lớn

Tháng 6/2023, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) đã đưa Việt Nam vào Danh sách giám sát tăng cường (Danh sách Xám), đồng thời đưa ra 17 khuyến nghị hành động đối với Việt Nam để giải quyết các thiếu hụt trong cơ chế phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), phần lớn các quốc gia khi bị đưa vào Danh sách Xám của FATF, có nguy cơ giảm trung bình 7,6% GDP, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) giảm trung bình 3% GDP; dòng vốn đầu tư gián tiếp giảm trung bình 2,9% GDP; và dòng vốn đầu tư thông qua các kênh khác giảm trung bình 2,4% GDP.

Theo các chuyên gia, việc nằm trong Danh sách Xám của FATF còn mang đến những bất lợi trong đánh giá của quốc tế nói chung, đặc biệt là liên quan đến hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế của Việt Nam; làm tăng chi phí và điều kiện đối với các khoản vay, cho vay, tăng chi phí hoạt động đầu tư, thương mại, dẫn đến giảm dòng vốn FDI.

Việt Nam cần làm gì để thoát khỏi “Danh sách Xám”?
FATF đưa ra 17 khuyến nghị hành động đối với Việt Nam để giải quyết các thiếu hụt trong cơ chế phòng chống rửa tiền

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, các tác động kinh tế và tài chính khi bị liệt vào Danh sách Xám có thể kể đến, gồm:

Thứ nhất, hạn chế quan hệ tài chính quốc tế: Ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế có thể yêu cầu tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn khi làm việc với các thực thể tại quốc gia bị liệt vào Danh sách Xám, gây khó khăn cho quốc gia đó trong việc tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu và thực hiện các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.

Thứ hai, tăng chi phí tài chính: Doanh nghiệp và cá nhân tại quốc gia bị liệt vào Danh sách Xám có nguy cơ đối mặt với chi phí tài chính tăng cao do sự phức tạp hóa trong quy trình giao dịch và kiểm soát tài chính, nhằm kiểm soát các giao dịch bất thường.

Thứ ba, mất cơ hội đầu tư: Sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh và tài chính có thể khiến các nhà đầu tư quốc tế tránh xa quốc gia bị liệt vào Danh sách Xám, đánh mất cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế trong quốc gia đó.

Thứ tư, tác động đến hình ảnh và uy tín: Vào Danh sách Xám có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của quốc gia đó trên trường quốc tế, gây mất lòng tin từ phía các đối tác thương mại và đầu tư, đánh mất điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế.

Ông Phan Đức Trung khẳng định, việc tuân thủ các Khuyến nghị của FATF là một trong những mục tiêu quan trọng và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thoát khỏi Danh sách Xám và tránh xảy ra các hệ lụy về kinh tế.

Để thể hiện thiện chí và quyết tâm chính trị trong công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, ngày 18/10/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền để triển khai các công việc đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách Xám. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã có cam kết gửi Chủ tịch FATF về việc thực hiện kế hoạch hành động do FATF khuyến nghị với thời gian thực hiện là trong 2 năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc thực hiện 17 hành động được FATF ấn định trong khoảng thời gian ngắn (2 năm, đến tháng 6/2025) để ra khỏi Danh sách Xám là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam nói chung và các bộ, ngành hữu quan nói riêng.

“Đặc biệt lưu ý, các khuyến nghị của FATF hiện nay về chống rửa tiền (AML), chống tài trợ khủng bố (CFT) đã bao gồm cả quy định về tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP), trong khi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các VASP do cơ chế thị trường mở, không bị đánh thuế và không ràng buộc pháp lý. Từ đó có thể khẳng định, với thời gian chỉ 2 năm, nếu Việt Nam không ban hành khung pháp lý nhanh chóng nhằm quản lý VA và VASP, việc thoát khỏi Danh sách Xám là rất khó khăn”, ông Phan Đức Trung nêu quan điểm.

Việt Nam cần làm gì để thoát khỏi “Danh sách Xám”?
Theo các khuyến nghị của FATF, Việt Nam cần luật hóa các định về tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, việc ra khỏi Danh sách Xám dù khó khăn, nhưng chắc chắn làm được nếu có sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị.

Đầu tiên, các cơ quan quản lý của Việt Nam cần nhanh chóng nhận diện VA và các VASP. Đây là bước khởi đầu và bắt buộc để có thể áp dụng các khuyến nghị của FATF trong quản lý thị trường VA.

“Nhận diện VA ở đây có thể hiểu là công nhận các VA như tiền mã hoá là một loại tài sản có giá trị, theo Bộ Luật Dân sự đã có từ năm 2015. Từ đó, tiến tới quản lý theo các quy định pháp luật hiện hành, trong khi tiếp tục nghiên cứu và chờ đợi ban hành các quy định mới”, ông Trung nói.

Đồng thời ông Trung cũng cho rằng, Việt Nam có thể tham khảo các nước đi trước trong việc quản lý thị trường VA như Mỹ. Nước này xác định VA như tiền mã hoá là “một đại diện kỹ thuật số của giá trị, có chức năng như một phương tiện trao đổi, một đơn vị tài khoản và/hoặc một kho lưu trữ giá trị” và áp đặt thuế thu nhập lãi vốn trên các giao dịch từ năm 2014. Cơ quan Chống tội phạm tài chính (FinCEN) của Mỹ cũng dựa trên Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (BSA) để áp dụng Quy tắc trao đổi thông tin trong giao dịch hay Khuyến nghị 16 đối với các giao dịch VA có giá trị trên 3.000 USD.

Hay một quốc gia cũng nằm trong Danh sách Xám của FATF giống Việt Nam là Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), vào ngày 6/11/2023 đã công bố hướng dẫn chung dành cho các VASP, bao gồm các hình phạt dân sự, thậm chí là hình sự đối với VASP hoạt động không phép. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của UAE nhằm ra khỏi Danh sách Xám.

“Nhìn chung, việc thả lỏng để các VASP hoạt động công khai như hiện nay là rủi ro lớn đối với thị trường tài chính trong nước. Các đối tượng rửa tiền xuyên biên giới có thể chọn Việt Nam là địa điểm lý tưởng để rửa tiền thông qua các VASP này, đặc biệt là các sàn giao dịch tiền mã hoá. Việc các sàn không có trụ sở chính thức, không có pháp nhân và hoạt động không có bất kỳ ràng buộc pháp lý nào khiến việc yêu cầu hợp tác cung cấp thông tin với họ trở nên rất khó khăn, thậm chí không phản hồi. Trong khi đó, để thẩm định người dùng và xác minh các giao dịch VA bất thường sẽ cần sự hợp tác của chính các VASP”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhìn nhận.

Do đó, chiếu theo các khuyến nghị của FATF, vấn đề này được xem là rủi ro cao đối với hoạt động rửa tiền xuyên biên giới, đồng thời cho thấy sự cấp bách trong việc xác định hình thái tài sản ảo, từ đó ban hành những quy tắc ban đầu để quản lý thị trường VA và hoạt động của các VASP.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng, Việt Nam bị FATF đưa vào danh sách các quốc gia có hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo có tầm quan trọng, chính yếu của FATF. FATF có thể yêu cầu Việt Nam phải thực hiện các biện pháp ưu tiên nhằm triển khai khuôn khổ pháp lý về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài sản ảo.

Như vậy, việc thoát khỏi Danh sách Xám trước năm 2025 là một trong những mục tiêu trọng tâm của Việt Nam, trong đó tăng cường quy định, cơ chế phòng, chống tội phạm rửa tiền thông qua giao dịch tiền mã hóa (tiền kỹ thuật số, tiền ảo) là một yêu cầu cấp bách. Đặc biệt là luật hóa các định nghĩa cơ bản về tài sản ảo (VA) cũng như các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP), để các cơ quan chính phủ có hành lang thực thi quản lý nhà nước, và doanh nghiệp có cơ sở thực hiện hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự.
ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng.
Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, không thiếu vốn dành cho đồng bằng sông Cửu Long, nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn.
Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Tại Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng: Thay đổi trụ sở chính, góp vốn, mua cổ phần, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị,…
Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.

Tin cùng chuyên mục

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife Việt Nam được vinh danh trong “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.
BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó
Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT và Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Sáng 14/11, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Ngân hàng Nhà nước quy định, lãi tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tối đa ở mức 5,25%/năm.
Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Trong tháng 8/2024, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tăng thêm 86.475 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày có khoảng 2.882 tỷ đồng được gửi vào ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Nhu cầu mua sắm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối năm được kỳ vọng sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại, trong đó có mảng vay tiêu dùng của các công ty tài chính.
Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 12/11 đã khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần Miza trên sàn UPCoM HNX với mã MZG.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong quý 3/2024, doanh thu khai thác mới khối bảo hiểm nhân thọ (BHNT) đạt hơn 5.934 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Manulife Việt Nam nâng cấp sản phẩm "Sống khỏe mỗi ngày" lên phiên bản năm 2024 với tính linh hoạt tối đa, chi phí hợp lý và thời hạn bảo vệ lên tới 75 tuổi
Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Từ tháng 11, khách hàng có thể mở tài khoản và cập nhật sinh trắc học trên Techcombank Mobile bằng hình thức xác thực điện tử thông qua kết nối ứng dụng VNeID.
Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến giằng co khi tâm lý nhà đầu tư tiếp tục thận trọng. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 2,33 điểm so tuần trước.
Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Theo VIS Rating, trong 10 tháng qua, tổng giá trị trái phiếu chậm trả mới chỉ đạt 16.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với 137.600 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động