Thứ bảy 28/12/2024 18:53

Việt Nam – Belarus cam kết mở cửa tối đa thị trường hàng hóa

Từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực, Việt Nam – Belarus đã cam kết dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương. EAEU cũng là cơ hội để hàng hoá của doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu sang Belarus có thể được vận chuyển vào bất cứ nước nào trong Liên minh góp phần gia tăng xuất khẩu.  

Diễn đàn DN Việt Nam – Belarus tại TP. Hồ Chí Minh

Đây cũng là thông tin đưa ra tại Diễn đàn DN Việt Nam – Belarus diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 6/12.

Diễn đàn có sự tham dự của 47 DN Belarus hoạt động trong các lĩnh vực như dầu khí, hóa chất, kỹ thuật cơ khí và lắp ráp chế tạo máy, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và đồ uống, khoa học công nghệ, thương mại... Đây là cơ hội tốt để DN Việt Nam cập nhật thông tin về thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Ông Vladimir Goshin, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền C.H Belarus tại Việt Nam cho biết - năm 2017 vừa qua, Việt Nam và Belarus kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ hợp tác song phương. Đến nay, Việt Nam và Belarus đã đạt những kết quả hợp tác tích cực đạt được trong thời gian qua là cơ sở vững chắc để đưa quan hệ Việt Nam - Belarus phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng lợi ích của cả hai bên, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.

Về quan hệ thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Belarus năm 2017 đạt 101 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016. Dự kiến năm 2018 con số này cũng đạt trên 100 triệu USD.

Đến nay, mức ưu đãi thuế quan mà hai bên dành cho nhau cho phép Việt Nam và Belarus tăng khối lượng xuất khẩu sang thị trường của nhau, nhất là các mặt hàng chủ lực (với Việt Nam là các sản phẩm điện thoại di động và linh kiện, dệt may, da giày, nông, thủy sản; với Belarus là các mặt hàng công nghiệp như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, linh kiện phụ tùng ô tô). Việt Nam và Belarus đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm cân bằng hơn cán cân thương mại song phương và đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 500 triệu USD trong thời gian tới.

Về đầu tư, tính đến nay Belarus mới có 1 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 16,2 triệu USD đó là dự án liên doanh nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô MAZ Asia. Đến nay, nhà máy đã hoàn tất việc xây dựng với qui mô sản xuất giai đoạn 1 khoảng 1.500 xe tải Maz/ năm và kế hoạc đến năm 2020 sẽ đạt tỉ lệ nội địa hóa 40%. Ngoài ra, Belarus đang có kế hoạch triển khai một số dự án khác như sản xuất, chế biến sữa, thành lập nhà máy lắp ráp xe buýt tại Việt Nam.

Cũng nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Belarus, tháng 5/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ra mắt Hội đồng DN Việt Nam – Belarus tại Hà Nội. Và tại Diễn đàn DN ngày hôm nay (6/12) tại TP. Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Belarus (BelCCI) đã phối hợp với VCCI tổ chức phiên họp lần thứ nhất Hội đồng DN Việt Nam - Belarus tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Quang Hùng- Chủ tịch Hội đồng DN Việt Nam – Belarus cho biết, mục tiêu của Hội đồng nhằm tạo ra một diễn đàn kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Đây là cơ hội rất tốt để cộng đồng DN hai bên cùng gặp gỡ và trao đổi trực tiếp những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm để tìm kiếm cơ hội hợp tác lâu dài. Hỗ trợ DN quan tâm kinh doanh với thị trường Belarus, góp phần nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều đáp ứng mong muốn của lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ hai bên.

Điển hình đầu tiên của kết quả hợp tác này là thỏa thuận giữa Công ty CP Nhân Lực và Công ty TNHH Liên doanh Maz ASIA trong việc cung cấp 200 xe tải MAZ cho thị trường TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Ngọc Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ