Thứ tư 06/11/2024 04:43

Việt Nam - Algeria: Cần biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hậu đại dịch

Algeria là một thị trường đầy tiềm năng, là cửa ngõ đối với hàng hóa Việt Nam nhằm thâm nhập vào thị trường châu Phi. Tuy nhiên, hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này vẫn còn khiêm tốn. Thậm chí, nửa đầu năm 2021 đã chứng kiến sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu sang Algeria do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Xuất khẩu Việt Nam sang Algeria giảm

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria chỉ đạt 55,31 triệu USD, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm là do tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19 và những biện pháp hạn chế nhập khẩu của Algeria (cấm nhập khẩu một số sản phẩm, tăng thuế nhập khẩu).

Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là cà phê, kim ngạch đạt 32,50 triệu USD, kim loại thường 3,4 triệu USD, sản phẩm hóa chất 2,82 triệu USD, thủy sản 648.634 USD, hạt tiêu 375.400 USD…

Một nguyên nhân khác có thể là do chính sách cắt giảm nhập khẩu hàng hóa để giảm thâm hụt cán cân thương mại của nước này. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu của nước này chỉ đạt 15,2 tỷ USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2019. Thâm hụt thương mại nước này đã giảm 68% còn 1,3 tỷ USD so với 3,9 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Điều này cũng đồng nghĩa, hàng hóa của các nước xuất khẩu sang quốc gia này đã bị cắt giảm đáng kể.

Mặt khác, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường này. Thứ nhất, hàng hóa của Việt Nam khi nhập khẩu vào quốc gia này phải chịu mức thuế trung bình lên đến 50% do Algeria chưa phải thành viên của WTO. Hơn nữa, gần đây, do thâm hụt thương mại tăng cao, chính phủ nước này đã ban hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu như chế độ giấy phép, rào càn kỹ thuật, lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng, áp dụng thuế phòng vệ bổ sung,…

Cảng biển Algeria - nơi đón hàng hóa nhập khẩu vào nước này

Những tín hiệu tích cực

Tuy nhiên, mặc cho dịch bệnh, kinh tế Algeria đang trên đà phục hồi. Chính phủ Algeria dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 vào khoảng 4,2% nhờ xuất khẩu dầu khí tăng 10,1%. Ngay cả lĩnh vực phi dầu khí cũng tăng 3,2%. Lĩnh vực xây dựng tăng 3,8% và dịch vụ hàng hóa tăng 3,6%. Việc phục hồi hoạt động kinh tế tại Algeria được phản ánh bằng mức thu thuế cuối tháng 4/2021 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Các ngân hàng của nhà nước cũng đã tăng các khoản cho vay, đặc biệt dành cho khu vực tư nhân.

Nhập khẩu hàng hóa của Algeria trong năm 2021 dự tính đạt 30,4 tỷ USD. Có thể thấy, hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu sang thị trường này còn rất nhỏ so với thị phần. Là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, Algeria luôn có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vô cùng lớn từ các quốc gia khác. Hiện, các nước cung cấp hàng hóa chính cho Algeria vẫn là Trung Quốc, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha.

Algeria có thể coi là một thị trường tiềm năng và quan trọng đối với Việt Nam khi quốc gia này được coi là cửa ngõ giúp các doanh nghiệp tiếp cận vào thị trường châu Phi khi Hiệp định Thương mại của lục địa này đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Bên cạnh đó, Algeria cũng là quốc gia có cơ sở hạ tầng khá tốt để các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét đầu tư trong các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghệ…

Bên cạnh đó, dù kinh tế Algeria nói riêng và kinh tế châu Phi nói chung bị ảnh hưởng đáng kể vì dịch bệnh nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế này sẽ sớm phục hồi, đặc biệt là các dấu hiệu cho thấy nguồn vốn FDI sắp quay trở lại.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, nhu cầu về hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2021, sẽ dẫn đến đầu tư tìm kiếm tài nguyên cao hơn. Tiếp đó, việc tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và tầm quan trọng ngày càng tăng của chuỗi giá trị khu vực (RVC) sẽ mở ra cơ hội mới cho các nước châu Phi. Mặt khác, việc triển khai một số dự án trọng điểm được công bố từ năm 2021 trở về trước, bao gồm cả những dự án bị đình trệ do đại dịch, có thể hỗ trợ FDI. Cuối cùng, việc hoàn thiện Nghị định thư đầu tư bền vững trong khuôn khổ Hiệp định Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) có thể tạo động lực cho đầu tư nội lục địa.

Nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước trong bối cảnh dịch Covid-19, trong 6 tháng cuối năm, Thương vụ Việt Nam tại Algeria dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan thúc đẩy việc thành lập Hội đồng kinh doanh Việt Nam - Algeria, hoàn thiện khung pháp lý về thương mại và đầu tư với các địa bàn phụ trách. Đồng thời, một số hội nghị, diễn đàn giao thương trực tuyến với Algeria, Tunisia sẽ được tổ chức nhằm kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước bạn.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump 'so găng' quyết liệt trong 48 giờ tranh cử cuối cùng

WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng 'leo thang'

‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tỏa sáng trước thềm bầu cử Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11: Ukraine tung 'cú đấm thép' ở Kursk; Nga không kích xuyên đêm vào Kiev

Chiến sự Trung Đông: Rốc-két từ Lebanon tấn công dữ dội vào Israel

Iran tuyên bố đáp trả mạnh mẽ hành động quân sự của Israel

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/11/2024: Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như 'cá nằm trên thớt'

Khốc liệt cuộc chiến giữa tác chiến điện tử Nga và UAV Ukraine