Thứ hai 23/12/2024 03:28

Vì sao Thanh Hóa chưa chấp thuận chủ trương điều chỉnh khai thác 'kho báu' lớn nhất Đông Nam Á?

Tỉnh Thanh Hóa chưa xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư điều chỉnh khai thác và tuyển quặng cromit mỏ Cổ Định.

Chồng lấn quy hoạch khu di tích lịch sử

Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Trọng Trang vừa ký Văn bản số 11427/UBND-CN ngày 7/8/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về việc “Chưa xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư điều chỉnh khai thác và tuyển quặng cromit mỏ Cổ Định Thanh Hóa công suất từ 40.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm tại huyện Triệu Sơn và huyện Nông Cống của Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa – TKV”.

Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa - TKV đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư điều chỉnh khai thác và tuyển quặng cromit mỏ Cổ Định Thanh Hóa công suất từ 40.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm tại huyện Triệu Sơn và huyện Nông Cống. (Ảnh: Mỏ cromit Cổ Định Thanh Hóa).

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa chưa xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư điều chỉnh khai thác và tuyển quặng cromit mỏ Cổ Định Thanh Hóa công suất từ 40.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm tại huyện Triệu Sơn và huyện Nông Cống của Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa – TKV.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết: Khu vực đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa - TKV hiện đang chồng lấn với khu vực Quy hoạch di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu khoảng 113,9 ha.

"Tại Thông báo số 504/TB-VPCP ngày 05/12/2023 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: “Về đề nghị không đưa phần diện tích chồng lấn (156 ha) với diện tích bảo vệ quần thể Khu di tích lịch sử khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa, An Tiêm và Đền Nưa) vào Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia; đưa ra khỏi Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dừng xem xét gia hạn giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa đối với khu vực chồng lấn nêu trên" - một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa cho hay.

Hình ảnh chế biến quặng cromit mỏ Cổ Định Thanh Hóa (Ảnh: Mỏ Cromit Cổ Định Thanh Hóa).

Còn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: Phạm vi, ranh giới dự án đầu tư điều chỉnh khai thác và tuyển quặng cromit mỏ Cổ Định Thanh Hóa công suất từ 40.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm tại huyện Triệu Sơn và huyện Nông Cống của Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa - TKV lại nằm trong phạm vi, ranh giới của Đồ án Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn 2023 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045 đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 3671/QĐ-UBND ngày 10/10/2023.

Từ ý kiến của các sở, ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh chưa xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Đầu tư điều chỉnh khai thác và tuyển quặng cromit mỏ Cổ Định Thanh Hóa công suất từ 40.000 tấm/năm lên 80.000 tấn/năm tại huyện Triệu Sơn và huyện Nông Cống của Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa - TKV.

Đề nghị Công ty cổ phần Cromit Cổ Định Thanh Hóa - TKV nghiên cứu ý kiến của các sở, ngành, đơn vị liên quan và các vấn đề nêu trên đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Đầu tư điều chỉnh khai thác và tuyển quặng Cromit mỏ Cổ Định Thanh Hóa công suất từ 40.000 tấm/năm lên 80.000 tấn/năm tại huyện Triệu Sơn và huyện Nông Cống; trên cơ sở đó, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm việc chấm dứt Thỏa thuận hợp tác dự án đầu tư cho Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Cromit Cổ Định tại Thanh Hóa giữa TKV và AML; đồng thời, thực hiện rà soát, giải trình, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ và nộp về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, để được xem xét, giải quyết theo quy định.

Cromit Cổ Định Thanh Hóa được ví như "kho báu" lớn nhất Đông Nam Á

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Thanh Hóa được đánh giá là địa phương không có nhiều tiềm năng về quặng. Tài liệu địa chất cho thấy, chỉ có một số điểm quặng phong hóa chủ yếu để làm phụ gia ximăng. Nhưng thiên nhiên lại ban tặng xứ Thanh quặng cromit (khoáng vật oxit của crom), đây là mỏ duy nhất ở Việt Nam và là mỏ lớn nhất Đông Nam Á, với trữ lượng 22 - 25 triệu tấn.

Cromit là quặng chính để sản xuất crom và hợp chất có crom. Với vai trò quan trọng trong ngành luyện kim, crôm được coi là linh hồn của các loại thép chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Đáng lưu ý, crom còn là kim loại có giá trị ứng dụng cao trong nhiều ngành sản xuất. Việc khai thác và sử dụng crom mang ý nghĩa quan trọng cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Cromit là quặng chính để sản xuất crom và hợp chất có crom (Ảnh: Mỏ Cromit Cổ Định Thanh Hóa).

Crom là được xếp là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất và thường được khai thác trong tự nhiên dưới dạng quặng Cromit. Gần một nửa quặng cromit trên thế giới hiện đang được khai thác tại Nam Phi, bên cạnh đó chính là Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là những khu vực sản xuất đáng kể.

Trước đó, Công ty CP Cromit Cổ Định Thanh Hoá - TKV có Đơn đề nghị thực hiện Dự án điều chỉnh khai thác và tuyển quặng cromit mỏ Cổ Định - Thanh Hoá công suất từ 40.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm. Địa điểm thực hiện Dự án thuộc địa bàn các xã Thái Hoá, Vân Sơn, Thị trấn Nưa của huyện Triệu Sơn và xã Tân Thọ, Tân Khang của huyện Nông Cống, bao gồm 57 điểm khép góc, tổng diện tích chiếm đất là 972,72ha. Quy mô dự án bao gồm 80.000 tấn quặng Cromit/năm; 60.000 tấn sét Bentonit/năm; dự kiến nghiên cứu sản xuất 200-500 tấn Niken/năm và 100-300 tấn Coban/năm. Tổng mức đầu tư là 580,800 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của Dự án dự kiến 30 năm. Thời gian thực hiện dự án dự kiến 4 năm từ 2024 đến 2028. Sản phẩm của dự án bao gồm quặng Crom 40% Cr2O3; Niken, Coban, sét bentonit mảnh, sét bentonit bột, sét bentonit hoạt hoá.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững