Thứ sáu 27/12/2024 11:45

Vì sao Quảng trường Ba Đình được chọn tổ chức ngày Lễ Độc lập 2/9/1945?

Ngay sau khi về đến Hà Nội, ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Trung ương Đảng tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Cuộc họp này đã quyết định nhiều vấn đề hệ trọng với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ như bàn những chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới, sớm công bố thành viên của Chính phủ lâm thời. Cuộc họp cũng ra quyết định về việc tuyên bố bản Tuyên ngôn độc lập và chuẩn bị mít tinh lớn ở Hà Nội vào ngày 2/9 để Chính phủ lâm thời chính thức công bố quyền độc lập và chính thể Dân chủ Cộng hòa với toàn thế giới. 
Toàn cảnh Lễ Độc lập ngày 2/9/1945

Để tổ chức cuộc mít tinh lớn chính thức công bố tuyên cáo độc lập vào ngày 2/9/1945, vấn đề là phải chọn được một địa điểm thích hợp. Trong số nhiều phương án địa điểm được đưa ra, cuối cùng có 3 nơi được đề xuất: một là Khu Việt Nam học xá (Đại học Bách khoa Hà Nội ngày nay), quảng trường trước Nhà hát lớn Hà Nội và vườn hoa Ba Đình. Nhưng Khu Việt Nam học xá lại xa trung tâm trong khi quảng trường phía trước Nhà hát lớn Hà Nội lại tỏ ra chật chội. Và đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn vườn hoa Ba Đình.

Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu như phù hợp với việc tập trung đông đảo hàng chục vạn quần chúng các giới, là nơi trung tâm phù hợp việc đi lại, vườn hoa Ba Đình cũng là nơi đặt Phủ toàn quyền, biểu tượng cho sự đô hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Chọn một nơi như thế để tuyên cáo với toàn thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam và cũng là sự khẳng định đanh thép nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. Như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố tại cuộc họp của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hai ngày sau đó khi Người trình ra cuộc họp bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập: “Chúng ta không phải chỉ đọc để đồng bào ta nghe mà còn cho cả Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, cho cả các nước đồng minh nghe” (trích hồi ký của luật gia Vũ Đình Hòe, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa).

Vườn hòa Ba Đình vốn là một khu vực được giới hạn bởi đường Hùng Vương, đường Hoàng Văn Thụ, đường Độc Lập và phố Chùa Một Cột, vườn hoa này nằm chéo góc phía tây nam Phủ toàn quyền của Pháp và có tên là vườn hoa Pugininer. Tháng 7/1945, đích thân Đốc lý (Thị trưởng) Hà Nội lúc bấy giờ là ông Trần Văn Lai với lòng yêu nước nhiệt thành đã đổi tên vườn hoa này thành vườn hoa Ba Đình để kỷ niệm vùng Ba Đình ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887.

Ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình đã diễn ra sự kiện lịch sử: lễ mít tinh tuyên bố độc lập với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước Việt Nam mới đã chính thức xuất hiện trên bản đồ thế giới.

Một câu hỏi được đặt ra là, sau 72 năm với sự thay đổi cảnh quan kiến trúc tại vườn hoa Ba Đình nay là quảng trường Ba Đình, nơi đặt lễ đài năm xưa nay nằm ở vị trí cụ thể nào. Có rất nhiều bức ảnh chụp quang cảnh buổi lễ nhưng đa số là các bức ảnh chụp gần nên công chúng khó xác định vị trí cụ thể. Rất may mắn là trong bộ ảnh chụp Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946 do các nhiếp ảnh gia của Bộ Tuyên truyền Chính phủ Việt Nam bấy giờ tặng cho phía Pháp và được nhà sử học kiêm nhiếp ảnh Pháp Philippe Devillers trao lại cho Việt Nam năm 2011, có duy nhất một bức ảnh chụp toàn cảnh buổi lễ được giới thiệu ở đầu bài. Trên ảnh có thể thấy rất rõ lễ đài độc lập ngày 2/9/1945 được dựng tại khoảng đất nay thuộc ngã ba đường Hùng Vương- đường Hoàng Văn Thụ, phía sau lễ đài có thể nhận thấy rõ cổng và mái nhà của Phủ toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ. Cẩn thận hơn, chúng tôi đã tìm gặp được cụ Phạm Gia Đốc, năm nay 93 tuổi để tìm hiểu. Ngày 2/9/1945, cụ Đốc là người chỉ huy đội công an trực tiếp bảo vệ lễ đài. Cụ Đốc cũng đã xác nhận vị trí của lễ đài độc lập năm xưa nằm sát ngay ngã ba đường Hùng Vương - Hoàng Văn Thụ, chéo góc cổng Phủ Chủ tịch ngày nay.

Để tri ân với lịch sử, Hà Nội cần tổ chức gắn tấm bia kỷ niệm tại vị trí lịch sử này để nhân dân Hà Nội và cả nước được biết, nơi ghi dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 72 mùa thu trước.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Trực tiếp bóng đá Singapore và Việt Nam (hết giờ): Dấu ấn Xuân Son, kịch tính phút bù giờ

TP. Hồ Chí Minh: Van Phuc City là một trong 3 điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch năm 2025

Hải Phòng: Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/12, rạng sáng 27/12: Singapore đấu với Việt Nam tại AFF Cup 2024

50 lời chúc năm mới 2025 ấn tượng, ý nghĩa nhất

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Man City và Everton, 19h30 ngày 26/12, vòng 18 Ngoại hạng Anh

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 18: Man City đấu với Everton, MU gặp Wolves

Khai trương tàu La Reine tại Đà Lạt: Trải nghiệm du lịch đặc sắc và thú vị

Khai mạc lễ hội hoa hướng dương với chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm tại Van Phuc City

Việt Nam bám sát khuyến nghị của UNESCO trong công tác bảo vệ Vịnh Hạ Long

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Singapore và Việt Nam, 20h00 ngày 26/12, bán kết AFF Cup 2024

Soi sức mạnh đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại bán kết AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12, rạng sáng 24/12: Inter Milan đấu với Calcio Como tại Serie A 2024/2025

Kích cầu du lịch từ các tour, tuyến mới cho đồng bào dân tộc và miền núi Cao Bằng

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/12, rạng sáng 23/12: Rực lửa đại chiến Tottenham và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Everton và Chelsea, 21h00 ngày 22/12, Ngoại hạng Anh

Thủ tướng chia vui, chúc mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Kết quả trận Việt Nam và Myanmar tại AFF Cup 2024: Hiệu ứng Xuân Son, chủ nhà đại thắng

Hải Phòng: 71 tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại triển lãm mỹ thuật “Nắng và Lắng”