Chủ nhật 22/12/2024 18:19

Vì sao mướp đắng rừng được coi là dược liệu quý?

Mướp đắng rừng là một loại cây có nhiều đặc tính dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

Ở nước ta, mướp đắng rừng không chỉ được dùng để chế biến thức ăn của người miền cao mà trong đông y, mướp đắng rừng còn được coi là 1 loại dược liệu quý có chứa hàm lượng kháng chất cao gấp nhiều lần so với mướp đắng trồng đại trà dưới đồng bằng.

Bác sĩ Chu Thị Dung, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, cho biết, mướp đắng rừng là một loại cây mọc hoang dại, có vị đắng mạnh hơn so với mướp đắng thường.

Mướp đắng rừng là một loại cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có nhiều đặc tính dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

Mướp đắng rừng quả nhỏ, kích cỡ chỉ bằng 1/3 mướp đắng thường, vỏ sần sùi hơn, màu cũng đậm hơn mướp đắng dưới xuôi. Vị mướp đắng rừng đắng hơn, khi ăn mới đầu sẽ đắng gắt nhưng nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và bùi hơn. Đặc biệt mướp đắng rừng không chỉ ăn quả mà lá mướp cũng được dùng để hãm trà rất thơm và mát.

Mướp đắng rừng là một loại cây có nhiều đặc tính dược liệu quý. Ảnh: TH

Từ xưa, ở nhiều quốc gia, khu vực mướp đắng rừng đã được sử dụng như một loại thuốc thảo dược để điều trị bệnh tiểu đường và nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường ở nhiều nước đang phát triển.

Chiết xuất từ quả, dây leo, lá và thậm chí là cả rễ của nó được sử dụng như một loại thuốc dân gian để chữa các bệnh như: đau răng, tiêu chảy, mụn nhọt.

Công dụng của mướp đắng rừng với sức khỏe

Theo như Đông y, dây mướp đắng rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm các cơn ho…

Giảm cao huyết áp: Thành phần charantin có trong mướp đắng rừng giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: trong mướp đắng rừng thường có chứa một số chất có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng glucose, ổn định đường huyết.

Điều trị rôm sảy ở trẻ em: Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, trái khổ qua rừng đem nấu nước tắm sẽ giúp giảm tình trạng rôm sảy ở trẻ em.

Giúp hỗ trợ chữa bệnh Gout: Mướp đắng rừng có tác dụng làm giảm lượng axit uric gây gout, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.

Giúp giảm cân: Mướp đắng rừng với hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn. Ngoài ra nó còn thúc đẩy quá trình đốt cháy calo của cơ thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.

Bên cạnh đó, mướp đắng rừng còn được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như: rối loạn dạ dày – ruột, viêm đại tràng, táo bón, cao huyết áp, sỏi thận, sốt, bệnh gan, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chế biến món ăn…

Sử dụng mướp đắng rừng như thế nào?

Sắc uống: Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, giảm đường huyết và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.

Nấu canh hoặc làm món ăn: Mướp đắng rừng có thể được chế biến thành các món ăn, giúp tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mướp đắng rừng

Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi uống trà mướp đắng rừng. Bởi mướp đắng rừng có thể gây ra những tác hại như kích thích sẩy thai, đồng thời gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sữa mẹ và trẻ sơ sinh.

Phụ nữ sau sinh cũng không nên sử dụng loại quả này. Bởi lúc này, cơ thể phụ nữ sau sinh vô cùng nhạy cảm, mướp đắng rừng lại có thể gây ra các triệu chứng như đau thắt bụng, nhức đầu, hôn mê đối với những người nhạy cảm.

Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu, sử dụng mướp đắng rừng có thể dẫn đến các căn bệnh về dạ dày, tiêu chảy,...

Những người thường xuyên hạ huyết áp, hạ đường huyết cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng rừng, tránh dẫn đến các hiện tượng như huyết áp thấp, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là hôn mê.

Khi muốn sử dụng mướp đắng rừng cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: y học cổ truyền

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS