Chủ nhật 22/12/2024 12:22

Vì sao dự án cao tốc Túy Loan - Hòa Liên chậm tiến độ?

Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng nêu nhiều vướng mắc khiến việc giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan chậm tiến độ.

Ngày 6/8, tại buổi họp báo 6 tháng đầu năm 2024 do UBND TP. Đà Nẵng tổ chức, đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã thông tin về tiến độ dự án cao tốc Túy Loan – Hoà Liên đang được quan tâm.

Nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

Ông Võ Nguyên Chương – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan có chiều dài gần 11,5km đi qua 3 xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hoà Liên (huyện Hòa Vang), có 1.216 hồ sơ và 3.275 ngôi mộ cần giải tỏa. “Đây là con số không hề nhỏ. Dù vậy, chưa có một dự án nào triển khai nhanh dự dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan. Việc chậm tiến độ giải phóng mặt bằng là do yêu cầu quá khắt khe của Trung ương với thành phố”, ông Võ Nguyên Chương nói.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, còn nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan.

Thứ nhất, các văn bản pháp lý liên quan để đủ cơ sở triển khai công tác thu hồi đất dự án thực hiện giải phóng mặt bằng chậm trễ thì đến cuối năm 2023, đầu năm 2024 mới có.

Thứ 2, khối lượng hồ sơ giải tỏa lớn. Vừa thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Hoà Liên - Tuý Loan và vừa thực hiện dự án hoàn thiện tuyến đường gom, với gần 2.000 hồ sơ, trong khi đó một hồ sơ giải toả phải lập thủ tục 02 lần do cung cấp thửa đất hai thời điểm khác nhau. Vì vậy công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thứ 3, một khó khăn rất lớn đó là thiếu đất bố trí tái định cư. Hiện có khoảng 272 hồ sơ đất ở cần bố trí tái định cư, với khoảng 792 lô đất tái định cư. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều Khu đất tái định cư chưa có đất thực tế. Do đó, việc vận động các hộ giải toả đất ở và các hộ có nhà ở gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ 4, địa bàn xã Hoà Sơn không có đất tái định cư bố trí tại chỗ, UBND thành phố có chủ trương cho bố trí TĐC tại các khu vực lân cận. Tuy nhiên, các hộ dân trên địa bàn xã Hòa Sơn đa phần là người công giáo, người dân có nguyện vọng bố trí tại chỗ khu vực Hòa Sơn để thuận lợi trong việc sinh hoạt và tín ngưỡng tôn giáo, việc bố trí đến các khu tái định cư khu vực lân cận không phù hợp với nhu cầu của người dân.

Thứ 5, rà soát lại những trường hợp đã thu hồi tại các dự án khác trước đây, rất cần thời gian để truy xuất đối chiếu hồ sơ để không đền bù chồng chéo.

Cuối cùng là có tới 3.275 ngôi mộ phải di dời, đây là một khối lượng rất lớn. “Di dời mộ là vấn đề liên quan đến tâm linh, việc di dời mồ mả hay lấy cốt liên quan đền nhiều thân nhân trong gia đình và tất cả họ phải có ý kiến đồng thuận mới thức hiện được phương án di dời”, ông Võ Nguyên Chương thông tin.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng Võ Nguyên Chương khẳng định khối lượng mặt bằng đã bàn giao đủ để đơn vị thi công đến hết năm 2024

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết thêm, đến hết tháng 6/2024, địa phương đã bàn giao 1.075/1.216 hồ sơ, đạt 88,5%, tương ứng với 10,05km/11,47km mặt bằng. Với tỷ lệ bàn giao này, đảm bảo mặt bằng để đơn vị thi công đến hết năm 2024.

Được biết để tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan, UBND huyện Hòa Vang đã lập 3 tổ công tác giải phóng mặt bằng (mỗi tổ phụ trách 1 xã). Các tổ công tác này trực tiếp tổ chức họp dân, họp xử lý vướng mắc.

Ngoài ra, tại mỗi xã nơi dự án đi qua thành lập 1 tổ công tác do Chủ tịch UBND xã làm tổ trưởng để làm công tác tuyên truyền, vận động người dân.

Riêng UBND TP. Đà Nẵng cũng đã thành lập 1 tổ công tác chuyên xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa các dự án trên địa bàn thành phố.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024