Vì sao cần gỡ nút thắt cho ngành điều?

Dù nằm trong Top nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD, nhưng ngành điều đang đối diện với nhiều nút thắt cần được tháo gỡ sớm.
Ngành điều vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu Campuchia là nhà cung cấp lớn nhất hạt điều cho Việt Nam

Xuất khẩu hạt điều tăng mạnh

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 9/2024, Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt trên 57 nghìn tấn, trị giá 372,16 triệu USD, giảm 11,6% về lượng, nhưng tăng 8,9% về trị giá so với tháng 8/2024, còn so với tháng 9/2023 tăng 0,6% về lượng và tăng 20,2% về trị giá.

Gỡ nút thắt ngành Điều
Gỡ nút thắt ngành điều. Ảnh: Hiệp hội Điều Việt Nam

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 543,5 nghìn tấn, trị giá 3,15 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 21,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo các tháng cuối năm, xuất khẩu hạt điều tăng mạnh nhờ yếu tố chu kỳ và giá xuất khẩu có xu hướng tăng.

Tháng 9/2024, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 6.522 USD/tấn, tăng 3,1% so với tháng 8/2024 và tăng 19,5% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.797 USD/tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 9/2024 so với cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều sang các thị trường Hoa Kỳ, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Anh, Canada, nhưng giảm xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Đức, Australia, Ả rập Xê út, Tây Ban Nha. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tăng xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường truyền thống và tiềm năng, ngoại trừ xuất khẩu sang Ả rập Xê út giảm 3,0% về lượng, nhưng vẫn tăng 5,5% về trị giá.

9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các chủng loại hạt điều W320, W240, W180, tỷ trọng chiếm 65,02% tổng lượng và chiếm 71,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu các chủng loại hạt điều trên đã tác động tích cực lên toàn ngành.

Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều W320 trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 207,42 nghìn tấn, trị giá 1,27 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu hạt điều W240 và W180, mức tăng lần lượt 36% và 92,8% về lượng, xét về trị giá tăng lần lượt 45,5% và tăng 74,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính sách trói chân doanh nghiệp

Những năm qua, ngành điều Việt Nam đã không chỉ giữ vững ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân trong nhiều năm liên tiếp mà còn khẳng định được uy tín của thương hiệu trên thị trường quốc tế. Với vị thế của một cường quốc xuất khẩu điều, Việt Nam còn khẳng định được tiếng nói ngay cả trong các cuộc họp bàn đưa ra mức giá xuất khẩu cho thế giới. Hạt điều nhân của Việt Nam hiện đã có mặt trên các kệ hàng của trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều qua các năm.

Một trong những lợi thế giúp gia tăng vị thế của ngành điều Việt Nam là chính là công nghệ chế biến tiên tiến nhất thế giới, do người Việt sản xuất. Hiện ngành điều có khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất và chế biến, với công suất khoảng 4 triệu tấn điều thô mỗi năm.

Đáng nói là, mặc dù đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu điều hạt trong nhiều năm qua nhưng Việt Nam lại phải gia tăng nhập khẩu điều thô nguyên liệu trong những năm trở lại đây. Khoảng 90% nguyên liệu phục vụ sản xuất của ngành điều Việt Nam là nhập khẩu từ châu Phi và Campuchia.

Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, doanh nghiệp ngành điều vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc từ các quy định chính sách hiện hành. Cụ thể, quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 14 của Nghị Định 15/2018/NĐ-CP với quy định sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu phải có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam; làm thủ tục đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.

Tính đến năm 2023, có hơn 75% sản lượng điều thô nhập khẩu làm nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước châu Phi, chưa nằm trong “danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam”. Do đó, mặc dù điều thô nhập về phải qua kiểm dịch mới được được đưa vào chế biến nhưng dù với bất cứ lý do gì cũng không được chuyển bán nội địa mà chỉ được phép làm thủ tục theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu. Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị khép vào tội buôn lậu.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Tạ Quang Huyên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Hoàng Sơn I (Bình Phước) - chia sẻ, có những lúc giá thế giới xuống rất nhanh, xuống sâu, những doanh nghiệp có thương hiệu lớn thì tái xuất khẩu còn có người mua, chứ doanh nghiệp nhỏ tái xuất khẩu không có người mua. Nếu không có người mua thì doanh nghiệp bó tay, chỉ chờ phá sản.

Các chính sách của Nhà nước hiện nay là áp dụng chung cho các ngành sản xuất chế biến thực phẩm, những ngành khác không gặp khó khăn nhưng ngành điều có đặc thù riêng nên trở thành "nạn nhân" bất đắc dĩ.

Trước những vướng mắc do Nghị định 15 gây ra, các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng xem xét, điều chỉnh một số quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là đề xuất cho phép họ tự chủ hơn trong làm thủ tục khai báo, đóng thuế khi bán hàng cho các đơn vị khác. Mặt khác, nới lỏng quy định về chuyển nhượng, cho phép doanh nghiệp nhỏ bán lại nguyên liệu điều cho các doanh nghiệp lớn trong nước, đặc biệt vào những thời điểm thị trường thế giới biến động mạnh.

Ông Bạch Khánh Nhựt - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam – nhận định, trong 6 năm qua, tình hình thế giới biến động cùng những hạn chế của Nghị định 15 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi.

Trước kiến nghị của doanh nghiệp, Hiệp hội sẽ kiến nghị cơ quan chức năng sớm có những điều chỉnh phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành điều Việt Nam.

Để giải tỏa khó khăn trong Nghị định 15, Hiệp hội sẽ làm văn bản kiến nghị gửi Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Chính phủ. Mong muốn cuối cùng của Hiệp hội là Chính phủ, Bộ quan tâm, thay đổi nghị định này để kích cầu năng lực sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp trong ngành điều Việt Nam.

Theo các chuyên gia, việc tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, thách thức cho thương mại ngành điều Việt Nam không chỉ là vấn đề cấp bách của các doanh nghiệp mà còn liên quan đến sự phát triển bền vững của cả ngành. Những quyết sách phù hợp từ phía cơ quan chức năng sẽ góp phần nâng cao vị thế của ngành điều Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất và xuất khẩu hạt điều sang các nước.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hạt điều

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Bất ngờ đồng loạt giảm sâu

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Bất ngờ đồng loạt giảm sâu

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Giá tiêu tăng nhẹ vào ngày Nhà giáo Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Giá tiêu tăng nhẹ vào ngày Nhà giáo Việt Nam

Giá cà phê hôm nay 20/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng

Giá cà phê hôm nay 20/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng

Giá tiêu hôm nay 19/11/2024: Khởi động tuần mới giá tiêu thế nào?

Giá tiêu hôm nay 19/11/2024: Khởi động tuần mới giá tiêu thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/11/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất hơn 113.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 19/11/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất hơn 113.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê trong nước có tiếp tục tăng?

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê trong nước có tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Đắk Nông thu mua cao nhất, 140.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Đắk Nông thu mua cao nhất, 140.000 đồng/kg

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Trong nước tiếp tục tăng đồng loạt

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Trong nước tiếp tục tăng đồng loạt

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm nhẹ

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm nhẹ

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Trong nước đồng loạt tăng trở lại

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Trong nước đồng loạt tăng trở lại

Giá cà phê hôm nay 16/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục duy trì ở mức cao

Giá cà phê hôm nay 16/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục duy trì ở mức cao

Kết nối nông sản Cà Mau và Hòa Bình vào kênh phân phối

Kết nối nông sản Cà Mau và Hòa Bình vào kênh phân phối

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Đồng loạt giảm, trung bình 138.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Đồng loạt giảm, trung bình 138.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 15/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng cao

Giá cà phê hôm nay, 15/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng cao

Xem thêm