Thứ năm 14/11/2024 05:32

Vì sao cần ăn ít muối hơn vào mùa đông?

Vào mùa đông, ngoài giữ ấm cơ thể, chúng ta cũng cần ăn ít muối hơn để giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp, tim mạch và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tiết trời lành lạnh là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món ngon yêu thích như thịt nướng, đồ chiên, lẩu cay,... Nhưng việc giữ ấm cơ thể vẫn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Chúng ta nên tiêu thụ ít muối hơn trong mùa đông, vì ăn nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe vì có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, giảm canxi trong cơ thể, bệnh hen suyễn, bệnh về thận, bệnh xương khớp, các bệnh về hệ tiêu hóa và làm giảm tuổi thọ. Đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Thịt nướng, đồ chiên... những món yêu thích khi mùa đông đến. Ảnh: Internet

Muối là một gia vị không thể thiếu trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, bạn cần phải dùng muối đúng cách và khoa học.

Lượng natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể chưa có con số cụ thể nhưng được ước tính vào khoảng 200 - 500 mg/ngày (tương đương 0,5 - 1,25g muối, chưa bằng 1 thìa nhỏ).

Vì vậy, việc giảm muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các thực hành nấu nướng của người nội trợ, ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và thói quen ăn uống, cũng như khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình.

Muối là một gia vị không thể thiếu trong chế biến thực phẩm

Không giống như mùa hè, do mùa đông chúng ta không đổ mồ hôi. Nên muối bị giữ lại trong cơ thể không tiết ra mồ hôi, dẫn đến tăng huyết áp. Những người có tim bơm kém, còn được gọi là rối loạn chức năng LV có xu hướng quá tải chất lỏng, có thể làm tăng nguy cơ suy tim sung huyết trong mùa đông.

Để giảm lượng muối (natri) bạn nên ăn ít thực phẩm chế biến sẵn: Bánh quy giòn, bánh quy mặn, xúc xích,… bữa ăn này chắc chắn có thể làm tăng lượng muối nhiều hơn vì lượng natri được sử dụng làm chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng có trong các loại thực phẩm này.

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cắt giảm lượng natri của mình xuống một chút. Chọn một số loại thảo mộc và hỗn hợp gia vị khác nhau, từ tiêu, chanh đến húng quế, tỏi để tăng thêm hương vị cho bữa ăn của bạn.

Cần lưu ý là muối có trong các gia vị chứa muối như bột canh, hạt nêm, nước mắm, xì dầu, mắm tôm, mắm tép…, trong các thực phẩm chế biến sẵn và cả trong thực phẩm tự nhiên.

Những tác hại khi ăn nhiều muối: Ăn nhiều muối sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim, suy thận. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Với những người đã từng bị loét dạ dày, hàm lượng muối cao sẽ làm tăng độc tính của vi khuẩn HP càng gây loét dạ dày và tá tràng. Nguy cơ này càng cao nếu bạn có thói quen ăn mặn kết hợp với chua cay.

Vì vậy, lời khuyên với những người bị các chứng viêm, loét dạ dày, trong thực đơn hàng ngày nên dùng ít muối.

Sử dụng nhiều muối không có lợi cho sức khỏe

Ngoài ra ăn thừa muối làm tăng nguy cơ béo phì do tăng cảm giác khát và tăng tiêu thụ các đồ uống nhất là các loại nước ngọt và còn làm tăng tình trạng giữ nước và phù, đặc biệt ở bệnh nhân có suy tim và xơ gan.

Khi ăn thừa muối, cơ thể sẽ tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác. Từ đó có thể gây loãng xương, sỏi thận và các rối loạn khác do mất các khoáng chất.

Thừa muối sẽ làm cho quá trình đào thải canxi tăng lên, khiến xương yếu đi và cũng gây ra bệnh loãng xương, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.

Muối mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên biết cách sử dụng sao cho đúng cách để bảo vệ cơ thể tốt nhất. Nên nhớ, đừng lạm dụng quá nhiều muối vì nó không tốt cho sức khỏe. Cần giảm muối trong chế độ ăn uống hàng ngày nhất là vào mùa đông, chính là cách để giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp, tim mạch và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Vân An
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Nhiều quy định mới về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Dự báo thời tiết ngày mai 14/11/2024: Bão số 8 suy yếu dần; trên đất liền ngày nắng, có mưa vài nơi

Phó Chủ tịch Hà Nội Hà Minh Hải: 'Dữ liệu là linh hồn, cốt lõi để chuyển đổi số'

Bí thư Tỉnh ủy Hà Thị Nga làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang

Báo chí và doanh nghiệp, làm sao để cùng 'chung tay' vì kinh doanh có trách nhiệm?

Người dân có thể theo dõi kết quả đóng bảo hiểm y tế ở kênh thông tin nào?

Vận tải đường bộ dự báo sẽ mở rộng vị thế hơn trong tương lai

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Dự báo thời tiết mới nhất ngày 13/11/2024: Bão số 8 di chuyển chậm, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/11/2024: Bão số 8 đang mạnh nhất, di chuyển chậm và đổi hướng

Tin mới nhất hôm nay 13/11: Bão số 8 giật cấp 12 gây mưa bão lớn, biển động rất mạnh

Thượng tá Nguyễn Quang Huy phụ trách Trưởng Ban Thanh niên Quân đội

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc