Thứ tư 20/11/2024 00:36

Vì sao các khu công nghiệp tại Đồng Nai sắp hết đất cho thuê?

Đồng Nai là địa phương đứng đầu cả nước về quy mô xây dựng khu công nghiệp (KCN) nhưng hiện nay diện tích của các KCN sắp lấp đầy diện tích nhờ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước mở rộng sản xuất.

Theo quy hoạch, Đồng Nai hiện có 35 KCN, trong đó 31 KCN có dự án đang hoạt động. Nhiều KCN hiện nay đã lấp đầy diện tích, nhiều KCN đã gần hết đất nhưng vẫn tiếp tục có nhà đầu tư chọn Đồng Nai làm nơi sản xuất. Đơn cử như ngày 22/2/2019, vừa qua, tại KCN Tân Phú do Tổng công ty Tín Nghĩa đầu tư đã có thêm một nhà máy sản xuất giày da do Công ty Chang Shin Việt Nam đầu tư được khởi công trên diện tích 14,3ha.

Ông Quách Văn Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Tín Nghĩa cho biết, KCN Tân Phú là một KCN miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa được Tín Nghĩa đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 50ha, mục tiêu nhằm phát triển kinh tế địa phương. KCN Tân Phú hiện nay đã cho thuê 25 ha, chiếm 75% đất công nghiệp cho thuê, tổng vốn đẩu tư 113,4 triệu USD. Đầu năm 2019, Công ty Chang Shin Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy sản xuất giày da sẽ là lực đẩy thu hút thêm nhiều DN lớn khác đầu tư vào đây.

Tổng công ty Tín Nghĩa hiện quản lý 8 KCN với tổng diện tích trên 3.500ha. Một số KCN đã được đầu tư hạ tầng và hoàn thành việc cho thuê như KCN Nhơn Trạch 3 giai đoạn 1, KCN Tam Phước, KCN Bàu Xéo. Hiện tại, các KCN của Tín Nghĩa đã thu hút hơn 270 DN với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.

“Tổng công ty Tín Nghĩa luôn tuân thủ nguyên tắc “Phát triển KCN phải mang tính ổn định, bền vững và đóng góp cho sự phát triển của kinh tế xã hội địa phương” nhưng đảm bảo theo quy hoạch chung, mang tính lâu dài và đầu tư đồng bộ để phát huy tối đa công năng sử dụng. Nhờ đó đã có nhiều DN, tập đoàn lớn trong và ngoài nước chọn các KCN của công ty để đầu tư sản xuất kinh doanh”, ông Quách Văn Đức nhìn nhận.

Nhà máy CP Cà phê Tín Nghĩa, gia đoạn 1 đầu tư 30 triệu USD tại KCN Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai, khánh thành vào tháng 12/2018 với công suất 3.200 tấn sản phẩm/năm để xuất khẩu

Theo ông Cao Tiến Sỹ, Trưởng Ban quản lý Các KCN Đồng Nai, các DN thuộc lĩnh vực FDI sẽ tiếp tục đầu tư vào Đồng Nai. Tuy nhiên, trong 31 KCN đang hoạt động, thì gần 20 KCN đã lấp đầy nhà xưởng. Để đáp ứng nhu cầu của các DN, nhiều KCN hiện nay đã xin điều chỉnh, mở rộng thêm diện tích để đón nhà đầu tư.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 6 KCN điều chỉnh mở rộng thêm diện tích, gồm KCN Long Đức, KCN An Phước, KCN công nghệ cao Long Thành (huyện Long Thành), KCN Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc), KCN Tân Phú (huyện Tân Phú) và KCN Amata TP. Biên Hòa.

Đơn cử, KCN Xuân Lộc diện tích gần 110 ha, mở rộng thêm 200 ha; KCN Long Đức dự kiến điều chỉnh lên 580 ha. KCN Amata đầu tư hạ tầng hơn 10 triệu USD, các DN đã đầu tư gần 3 tỷ USD và không còn diện tích để xây dựng thêm nhà máy. Do vậy, Công ty cổ phần đô thị Amata Biên Hòa đã kiến nghị mở rộng thêm 180 ha, nâng tổng diện tích lên 513 ha.

Theo đánh giá của các DN, các KCN của Đồng Nai hiện có sức hút mạnh mẽ với giới đầu tư trong và ngoài nước nhờ hạ tầng về giao thông hiện đại, gần các bến cảng và thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ. Gần đây, nhiều dự án lớn về giao thông huyết mạch nối qua địa bàn Đồng Nai như Sân bay quốc tế Long Thành, các đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu đang hình thành đã thu hút nhiều DN trong và ngoài nước chọn lựa đầu tư.

“Ngoài hạ tầng được đầu tư bài bản và có lợi thế về địa hình, địa lý, các chính sách về thu hút đầu tư tại KCN của Đồng Nai luôn nhất quán, thủ tục hành chính đơn giản và DN được hỗ trợ nhiều về các dịch vụ hậu cần giúp cho nhiều DN, nhất là DN thuộc lĩnh vực FDI chọn nơi này để bỏ vốn đầu tư”, ông Trịnh Thanh Huy, Phó Giám đốc Công ty May mặc Kiwon có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại KCN Biên Hòa 2 chia sẻ.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Doanh nghiệp nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024