Thứ bảy 28/12/2024 16:57

VEPR dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách vừa dự báo 3 kịch bản tăng trưởng 2023. Trong đó, kịch bản cao nhất GDP đạt 6,5%, CPI khoảng 4,2%.

Ở kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng GDP khi đạt 6,5%

Quý I/2023, GDP của Việt Nam lại tăng trưởng rất thấp với 3,32%, do đó các chuyên gia kinh tế dự báo, với kịch bản lạc quan nhất khi tăng trưởng các quý còn lại là rất tốt, và trong điều kiện các nền kinh tế phát triển trên thế giới dần phục hồi trở lại, thì có thể tăng trưởng thực tế của Việt Nam năm 2023 sẽ cao hơn 0,1%-0,5% các dự báo đầu năm theo như độ lệch dự báo hàng năm của các tổ chức, tức là khả quan nhất là cán mục tiêu 6,5% của Chính phủ đề ra. Còn trong điều kiện vẫn còn rất khó khăn cả trong lẫn ngoài, thì sẽ thấp hơn so với mục tiêu chính phủ từ 0,5-1%.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố vào sáng 22/6 đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Theo đó, ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6%, CPI bình quân của năm khoảng 4%.

“Đây là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất trong điều kiện các yếu tố bên ngoài như xung đột Nga – Ukraine, sự suy giảm kinh tế Trung Quốc, Mỹ cũng như các đối tác thương mại lớn của Việt Nam không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Việt Nam. Chính sách tài chính – tiền tệ được điều hành linh hoạt phù hợp, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định” – báo cáo của VEPR thông tin.

Ở kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng GDP khi đạt 6,5%, CPI bình quân của năm khoảng 4,2%. Theo các chuyên gia kinh tế, kịch bản này ít khả năng hơn nhưng cũng có thể xảy khi kinh tế thế giới diễn biến tích cực, sự mở cửa của kinh tế Trung Quốc là cú huých quan trọng đối với kinh tế toàn cầu. Các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam hồi phục kinh tế và các chính sách điều hành nhanh chóng phát huy hiệu quả

Ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 5,5%, CPI bình quân của năm khoảng 3,5%, tuy ít có khả năng xảy ra, nhưng nếu diễn biến xung đột địa chính trị trên thế giới trở nên phức tạp hơn.

"Điều này không những sẽ gây cản trở tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những trong những tháng còn lại của năm 2023 mà còn là hậu quả xấu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn" - chuyên gia từ VEPR thông tin.

Ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 5,5%

Tập trung hỗ trợ khu vực doanh nghiệp

Đánh giá về các kịch bản tăng trưởng được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng: Trong bối cảnh xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp – đều là những động lực tăng trưởng của Việt Nam nhưng lại đang có tốc tăng trưởng âm, cộng với tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2023 thấp, thì dự báo tăng trưởng trong năm 2023 được VEPR đưa ra là khá lạc quan.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cũng cho thấy, hơn 97% doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) phản ánh năng suất và hiệu quả sản xuất của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước thấp hơn rất nhiều so với khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đồng thời tốc độ tăng TFP cũng không cao.

Đặc biệt, theo TS Nguyễn Đình Cung, xét về doanh nghiệp, chưa bao giờ khu vực doanh nghiệp thiếu động lực tăng trưởng như hiện nay. Do đó, điều này cũng tác động đến kết quả tăng trưởng trong năm 2023.

Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cũng thừa nhận, khu vực doanh nghiệp trong nước hiện cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do yếu kém trong liên kết, khó khăn trong tiếp cận vốn, công nghệ, lao động, tự chủ nguyên liệu đầu vào…

Trên cơ sở đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được thiết kế đúng và trúng hơn. Cùng với đó, cần có những chính sách liên kết khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước với nhau. Cùng với đó, bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao tính độc lập tự chủ trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động.

Nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, TS Nguyễn Thị Phương Thúy – Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cho rằng: Mục tiêu của Việt Nam đến 2045 trở thành quốc gia có mức thu nhập cao. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy cần nhìn nhận rõ vai trò của khu vực doanh nghiệp trong nước. Cần có chính sách hỗ trợ năng lực cho doanh nghiệp trong nước thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất nhập khẩu.

Bởi hiện xuất khẩu của Việt Nam hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệp FDI, như mã HS 84, 85 thì đến 98-99% xuất khẩu thuộc về FDI, thì tỷ trọng doanh nghiệp Việt Nam đóng góp vào xuất khẩu rất thấp. Từ những phân tích trên, bà Nguyễn Thị Phương Thúy cho rằng, năng lực doanh nghiệp có tốt thì mới thúc đẩy được xuất khẩu. Theo đó, nâng cao năng lực, thúc đẩy liên kết là cách để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Linh Đan
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia